Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 vẫn duy trì tín hiệu lạc quan cả về sản lượng và giá bán. Hiện nay, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, Châu Phi... tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam và giá gạo đang ở mức rất khả quan.
Ngày 13/2, Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ (SICA) cảnh báo khoảng 7,3 triệu người ở các quốc gia trong khu vực Tam giác phía Bắc Trung Mỹ, gồm Honduras, El Salvador và Guatemala đang trong tình trạng khủng hoảng hoặc khẩn cấp về mất an ninh lương thực.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2021 sẽ sụt giảm, cạnh tranh cũng sẽ gia tăng nhưng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới là khả quan đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà sản xuất “chuyên nghiệp”.
Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam gặp khó khăn trong việc vận chuyển khi phí vận chuyển cao do thiếu container. Trong khi nhu cầu mạnh mẽ từ châu Á và châu Phi kéo giá gạo Ấn Độ lên cao nhất trong 3 năm.
Tuần qua, giá gạo xuất khẩu tại Việt Nam tăng vì hoạt động thu hoạch chậm khiến nguồn cung giảm, trong khi nhu cầu cao kéo giá gạo Ấn Độ lên cao nhất trong gần 2 năm.
Mặc dù còn khoảng một tháng nữa mới bắt đầu thu hoạch lúa Đông xuân, nhưng những ngày qua đã có nhiều thương lái đến tận ruộng đặt cọc mua lúa tươi với giá cao hơn so với vụ Đông xuân trước.
Lô hàng 60 tấn gạo thơm thượng hạng được doanh nghiệp Long Dan tại Anh nhập của Vinaseed hiện đã bày bán tại chuỗi siêu thị Long Dan với giá bán lẻ 15,5 bảng/10 kg ( 465.000 đồng/10kg).
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.