Ngành điện gió của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng giảm đà đầu tư trong năm 2020 do sự không chắc chắn về khuôn khổ đầu tư, trong đó sự chậm trễ trong việc gia hạn biểu giá FIT.
Ông Trần Anh Tuấn, Thư kí Hiệp hội Năng lượng thế giới cho rằng, phát triển các dạng năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, hydrogen…) sẽ là xu thế tất yếu của thời đại, nhằm tạo ra các nguồn năng lượng sạch, ổn định và bảo vệ môi trường.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong 8 tháng năm 2020, sản lượng điện thương phẩm toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn đạt 142,38 tỉ kWh, tăng 2,39% so với cùng kì năm 2019.
Theo thông cáo của EVN về công tác dịch vụ khách hàng, tỉ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đến tháng 8/2020 đạt 61,5%. Tỉ lệ tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt toàn EVN đạt 88,1%.
Giá điện có tăng, có giảm sẽ theo cơ chế giá đầu vào, giá thành sản xuất sẽ quyết định giá điện trên cơ sở công khai, minh bạch theo qui luật của thị trường với sự cạnh tranh bình đẳng của các thành phần tham gia thị trường điện.
Dự án phát triển công viên điện gió ngoài khơi thuộc tỉnh Bình Định ước tính có tổng vốn đầu tư 1,5 tỉ USD. Dự án do Tập đoàn PNE (Đức), một trong những nhà đầu tư hàng đầu thế giới về phát triển dự án điện gió trên bờ và ngoài khơi, đề xuất xây dựng.
Trong các tháng cuối năm 2020, tác động của dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng đến tình hình sử dụng điện các khách hàng khi đợt dịch COVID-19 tái phát lần 2 bắt đầu từ cuối tháng 7, đặc biệt đối với các thành phần phụ tải công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đề nghị EVN, TKV, PVN và các Bộ ngành liên quan thường xuyên theo dõi, lên kế hoạch đảm bảo cung cấp điện các tháng còn lại của năm 2020 và dự kiến kế hoạch năm 2021.