Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Nhật Bản Masato Kanda ngày 24/7 cho biết lạm phát và tăng trưởng tiền lương gần đây đang vượt quá kỳ vọng, cho thấy các công ty đang thay đổi các hoạt động dựa trên những giả định về việc giá cả sẽ không tăng nhiều.
Khi người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu để chống đỡ “cơn bão” lạm phát, hoạt động xuất khẩu của các nước châu Á cũng bị ảnh hưởng theo, nhưng cùng lúc lại giúp áp lực giá tại nền kinh tế số một thế giới đi xuống nhanh hơn.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã bật tăng mạnh mẽ trong tuần qua cũng như kể từ đầu năm. Nhà đầu tư dường như đang ngày càng tin tưởng Fed sẽ làm nên chuyện: vừa khống chế được lạm phát vừa giữ vững quỹ đạo của nền kinh tế.
Lạm phát của Mỹ đã tụt xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm vào tháng 6, một phần do chi phí tiêu dùng hạ nhiệt và phần khác là do mức nền cao vào cùng thời điểm này năm ngoái.
Nhiều quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng Fed có thể sẽ cần phải nâng lãi suất hơn nữa để kiềm chế lạm phát, nhưng ngân hàng này cũng đang dần tiến đến hồi kết của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ hiện tại.
Báo cáo việc làm tháng 6 cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn hoạt động bền bỉ, không quá nóng bỏng cũng chẳng quá nguội lạnh. Đây là điều kiện lý tưởng để Fed hạ cánh mềm nền kinh tế.
Sau báo cáo việc làm tháng 6, nhà đầu tư đang đặc biệt chú ý đến số liệu lạm phát sẽ được công bố vào giữa tuần này. Bản báo cáo sẽ giúp họ xác định hướng đi chính sách của Fed tại cuộc họp vào cuối tháng 7.
Hôm 6/7, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Dallas cho biết có khả năng ngân hàng trung ương này sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp vào cuối tháng 7.
Báo cáo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 29/6 cho thấy một thước đo quan trọng về khả năng sinh lời của các công ty trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức cao kỷ lục trong quý trước, tiếp tục gây sức ép lên lạm phát.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.