Trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc giữa dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đồng loạt công bố việc mua lại cổ phiếu quĩ, điều này được kì vọng giúp giá cổ phiếu cân bằng và hồi phục trong ngắn hạn.
Thị trường chứng khoán phiên 17/3 giảm điểm trong phiên sáng sau ảnh hưởng tâm lí từ thị trường Mỹ, dù vậy lực cầu tăng mạnh về cuối phiên giúp phần lớn chỉ số lấy lại sắc xanh.
Thị trường chứng khoán lao dốc, nỗi lo hiện hữu với nhà đầu tư khi giá cổ phiếu được sử dụng làm tài sản đảm bảo của một số doanh nghiệp địa ốc giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện những công ty đăng kí mua vào cổ phiếu quĩ.
Với việc giảm 14,55% tuần qua, chứng khoán Việt Nam ghi nhận là một trong những thị trường giảm mạnh nhất trong khu vực. Đà giảm điểm của thị trường chủ yếu ảnh hưởng từ nhóm Ngân hàng và “họ Vingroup”.
Thống kê tuần giao dịch 9 - 13/3, khối ngoại đồng loạt xả trên ba sàn với tổng giá trị 2.070 tỉ đồng, tập trung áp lực lên các mã bluechips và CCQ ETF nội. Trong khi đó, tự doanh CTCK mua ròng chưa đến trăm tỉ đồng đỡ chỉ số.
Theo thống kê, TTCK Việt Nam bị rút ròng 168 triệu USD, thấp hơn đáng kể so với giá trị hàng tỉ USD tại các thị trường Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Hết phiên sáng 12/3, hợp đồng VN30F1M (VN30F2003) giảm 36,5 điểm (4,9%) xuống còn 708,5 điểm, chính thức rơi khỏi đáy lịch sử 738,8 điểm thiết lập vào ngày 23/8/2017.
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.