|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần giao dịch đỏ lửa (9 - 13/3): Vốn hóa HOSE bốc hơi 19 tỉ USD, khối ngoại rút ròng 2.070 tỉ đồng trên ba sàn, lực đỡ yếu ớt của tự doanh CTCK

09:00 | 14/03/2020
Chia sẻ
Thống kê tuần giao dịch 9 - 13/3, khối ngoại đồng loạt xả trên ba sàn với tổng giá trị 2.070 tỉ đồng, tập trung áp lực lên các mã bluechips và CCQ ETF nội. Trong khi đó, tự doanh CTCK mua ròng chưa đến trăm tỉ đồng đỡ chỉ số.

Tuần giao dịch (9 – 13/3) chứng khiến đà lao dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đóng cửa tuần, VN-Index ở 761,78 điểm, giảm 129,66 điểm (tương đương 14,54%). Trong đà bán tháo của thị trường, vốn hóa sàn HOSE giảm 443.017 tỉ đồng (khoảng 19 tỉ USD).

Với diễn biến kém khởi sắc của thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, khối ngoại tiếp tục có tuần rút ròng trên thị trường. Tổng cộng, NĐT nước ngoài rút ròng khoảng 2.070 tỉ đồng toàn thị trường.

Khối ngoại bán ròng 1.985 tỉ đồng trên HOSE, xả trăm tỉ loạt bluechips và CCQ ETF nội

Thống kê trên HOSE, NĐT nước ngoài bán ròng tất cả các phiên trong tuần với giá trị gần 1.985 tỉ đồng tương ứng với khối lượng 83,8 triệu đơn vị. Hoạt động bán ròng tập trung vào cổ phiếu với giá trị 1.777 tỉ đồng, kèm khối lượng 64,9 triệu đơn vị. Tại giao dịch chứng chỉ quĩ ETF nội, khối ngoại xả gần 204 tỉ đồng với khối lượng gần 16 triệu ccq.

Tuần giao dịch đen tối (9 - 13/3): Vốn hóa HOSE bốc hơi 19 tỉ USD, khối ngoại rút ròng 2.070 tỉ đồng trên ba sàn, lực đỡ yếu của tự doanh CTCK - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Top10 mã mua ròng, khối ngoại tập trung gom cổ phiếu VNM 229,5 tỉ đồng. Đây cũng là cổ phiếu duy nhất được khối này mua ròng trên trăm tỉ tuần qua.

Thống kê giao dịch thỏa thuận trong tuần, hơn 1,3 triệu cổ phiếu VNM được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị 129 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC), thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), mới đây công bố mua vào 250.000 cp VNM từ 7/2 đến 26/2.

Sau giao dịch, tỉ lệ sở hữu của SIC là 0,014%. Ngoài ra, SCIC hiện là cổ đông lớn nhất hiện nay của Vinamilk, đang nắm giữ 36% tỉ lệ cổ phiếu.

Cùng chiều, NĐT mua ròng trên 10 tỉ đồng cổ phiếu PHR (57,16 tỉ đồng), CTG (44,22 tỉ đồng), SCS (16,71 tỉ đồng) và STB (15,61 tỉ đồng). Lọt top mua ròng trong tuần còn có một số mã với giá trị dưới 10 tỉ đồng như SAB, FRT, DHG, GAB và BMP.

Dẫn đầu Top10 mã bị khối ngoại bán ròng tuần qua là cổ phiếu MSN (342,9 tỉ đồng). Liên quan đến cổ phiếu MSN, trong tuần qua liên tiếp xuất hiện giao dịch thỏa thuận khủng mã này với tổng giá trị giao dịch lên tới 1.013 tỉ đồng, tương ứng khoảng 20 triệu đơn vị. Các giao dịch thỏa thuận diễn ra vào phiên thứ Tư 11/3 và phiên cuối tuần 13/3.

Bên cạnh đó, khối này còn thoái ròng mạnh khỏi cổ phiếu HPG và VIC giá trị lần lượt 329,2 tỉ đồng và 227,7 tỉ đồng.

Mới đây, CTCP Vinhomes vừa công bố thông tin về việc nhận chuyển nhượng cổ phần trong CTCP Đầu tư KCN Vinhomes (tên viết tắt VHIZ) từ Tâp đoàn Vingroup, qua đó trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp này. VHIZ khả năng sẽ đảm nhiệm vai trò đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp của Tập đoàn Vingroup, nhằm đón xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Mặt khác, những mã chịu áp lực xả trên trăm tỉ từ NĐT nước ngoài như chứng chỉ quĩ E1VFNV30 (205,1 tỉ đồng), cổ phiếu VJC (190 tỉ đồng), VHM (173 tỉ đồng) và VRE (169 tỉ đồng). Dòng vốn ngoại còn rút ròng khỏi cổ phiếu GAS (84,5 tỉ đồng), VCB (77 tỉ đồng) và BID (57 tỉ đồng).

Sàn HNX ghi nhận giá trị bán ròng gần 70 tỉ đồng

Không nằm ngoài xu hướng, NĐT nước ngoài bán ròng gần 70 tỉ đồng trên sàn HNX với khối lượng gần 5,8 triệu đơn vị. Hoạt động bán ròng diễn ra tất cả các ngày trong tuần.

Tuần giao dịch đen tối (9 - 13/3): Vốn hóa HOSE bốc hơi 19 tỉ USD, khối ngoại rút ròng 2.070 tỉ đồng trên ba sàn, lực đỡ yếu của tự doanh CTCK - Ảnh 2.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Tại chiều bán ròng, cổ phiếu PVS ghi nhận giá trị lớn nhất là 46,3 tỉ đồng, kế đến là SHB (22,7 tỉ đồng). Ngoài ra, khối ngoại bán ròng nhẹ một số mã như NTP (1,7 tỉ đồng), PLC (1,4 tỉ đồng), PTI (1,3 tỉ đồng). Một số cổ phiếu lọt top bán ròng có giá trị dưới 1 tỉ đồng như CAP, TNG, HLD, PVX và CEO.

Ở chiều ngược lại, dòng vốn ngoại tìm đến cổ phiếu SLS và TIG lần lượt 1,12 tỉ đồng và 1,1 tỉ đồng. NĐT nước ngoài mua ròng dưới 1 tỉ đồng các mã như NBC, SHS, BVS, LAS, AMV….

NĐT nước ngoài rút ròng 15 tỉ đồng khỏi UPCoM

Với mức độ nhẹ hơn trên hai sàn, khối ngoại rút ròng nhẹ với giá trị 14,8 tỉ đồng trên thị trường UPCoM, tương ứng khối lượng gần 1,9 triệu đơn vị. Khối này bán ròng vào các phiên thứ Sáu và thứ Tư trong khi mua ròng ở những phiên giao dịch còn lại.

Tuần giao dịch đen tối (9 - 13/3): Vốn hóa HOSE bốc hơi 19 tỉ USD, khối ngoại rút ròng 2.070 tỉ đồng trên ba sàn, lực đỡ yếu của tự doanh CTCK - Ảnh 3.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Theo đó, NĐT nước ngoài chủ yếu xả cổ phiếu ACV (24,2 tỉ đồng) và LPB (12,6 tỉ đồng). Tiếp đến, cổ phiếu SAS ghi nhận giá trị bán ròng 1,5 tỉ đồng, VPK (1,46 tỉ đồng) và NTC (1,15 tỉ đồng). Dòng tiền cũng rút khỏi một số mã khác như SIP, VGI, TTD, FOX và MFS tuy nhiên với giá trị thấp.

Trong khi đó, cổ phiếu VEA được khối ngoại gom 13,45 tỉ đồng trong tuần, kế đến là VTP (10,35 tỉ đồng). Cùng chiều, NĐT nước ngoài còn mua ròng QNS (1,43 tỉ đồng), BSR (1,35 tỉ đồng) và KDF (1,06 tỉ đồng). Khối ngoại cũng mua ròng nhẹ cổ phiếu MCH, BCM, CTR, VAV và BPW.

Khối tự doanh gom chưa đến trăm tỉ tuần qua, tập trung mua vào cổ phiếu MSN

Diễn biến trái ngược với những NĐT nước ngoài, bộ phận tự doanh CTCK mua ròng gần 100 tỉ đồng với khối lượng 6,3 triệu đơn vị. Tổng giá trị mua vào đạt hơn 1.000 tỉ đồng trong khi bán ra 901,6 tỉ đồng.

Tuần giao dịch đen tối (9 - 13/3): Vốn hóa HOSE bốc hơi 19 tỉ USD, khối ngoại rút ròng 2.070 tỉ đồng trên ba sàn, lực đỡ yếu của tự doanh CTCK - Ảnh 4.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Đáng chú ý, khối tự doanh tập trung mua vào chỉ hai mã trên trăm tỉ đồng. Cụ thể, cổ phiếu MSN ghi nhận giá trị gần 247 tỉ đồng và chứng chỉ quĩ E1VFVN30 đạt giá trị mua 240 tỉ đồng.

Theo sau đó, bộ phận tự doanh mua vào cổ phiếu FPT (91,33 tỉ đồng). Tuy nhiên, mã này đồng thời dẫn đầu tại phía bán ra với giá trị 97,43 tỉ đồng.

Trong top cổ phiếu được khối tự doanh mua vào còn có VPB (55,61 tỉ đồng), MWG (50 tỉ đồng), MBB (39,52 tỉ đồng), HPG (35,27 tỉ đồng) và VCB (31,55 tỉ đồng). Ngoài ra, hai mã khác cùng chiều gồm VNM và DXG với giá trị mua vào dưới 30 tỉ đồng.

Diễn biến trái chiều, ngoài cổ phiếu FPT, khối tự doanh còn tạo áp lực bán lên loạt cổ phiếu ngân hàng như MBB (87,6 tỉ đồng), VCB (84,23 tỉ đồng), STB (52,97 tỉ đồng), EIB (44,5 tỉ đồng) và TCB (41 tỉ đồng).

Cùng với đó, dòng vốn tự doanh còn rút khỏi cổ phiếu VNM (52,39 tỉ đồng), chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (50,6 tỉ đồng), HPG (43,34 tỉ đồng) và cuối cùng là MWG (39,97 tỉ đồng).

Ánh Hường

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.