Dù mới xuất hiện trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số tại Indonesia, ShopeePay - ví điện tử của sàn giao dịch trực tuyến Shopee - đã vươn lên dẫn đầu nhờ sự bùng nổ thương mại điện tử trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng bứt phá. Theo các chuyên gia, TMĐT là mảnh đất "màu mỡ" cho các nhà đầu tư khi nguồn vốn nội địa và FDI liên tục đổ vào thị trường này. Sau khi xây dựng kênh bán hàng offline quy mô lớn, nhiều nhà bán lẻ hiện đại đồng loạt công bố lấn sân online.
"Cái khó ló cái khôn" khi trong lúc các doanh nghiệp Việt đang gặp nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa ra thế giới do phải đối mặt với dịch COVID-19 gây ra thì thương mại điện tử xuyên biên giới được coi là "cứu cánh" giúp các doanh nghiệp xoay chuyển tình thế, đồng thời còn mở ra nhiều cơ hội để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nếu biết nắm lấy cơ hội.
Theo kế hoạch, từ ngày 15/5, vải Hải Dương sẽ chính thức được bán trực tuyến qua các kênh Alibaba, Voso, Sendo và Lazada. Đây là năm đầu tiên tỉnh triển khai tiêu thụ vải thông qua sàn thương mại điện tử.
VNG bắt đầu rót vốn vào sàn thương mại điện tử (TMĐT) Tiki kể từ tháng 2/2016. Tính tới hết tháng 12/2020, VNG sở hữu khoảng 22,2% cổ phần tại Tiki, lỗ luỹ kế của khoản đầu tư là 510 tỷ đồng.
Ngoài các sàn thương mại điện tử, các đơn vị giao vận cũng là đối tượng sẽ phải cung cấp thông tin của người bán hàng online (nếu cư trú tại Việt Nam) cho cơ quan Thuế để thu thuế.
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.