|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chính phủ Nhật Bản đánh giá tiêu cực nhất về nền kinh tế kể từ 2009

07:06 | 24/04/2020
Chia sẻ
Đây là tháng thứ hai liên tiếp Văn phòng Nội các Nhật Bản hạ đánh giá về nền kinh tế và lần đầu tiên kể từ tháng 5/2009, thời điểm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chính phủ Nhật Bản đánh giá tiêu cực nhất về nền kinh tế kể từ 2009 - Ảnh 1.

Trên một đường phố ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 17/4/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong báo cáo kinh tế tháng Tư này, Văn phòng Nội các Nhật Bản cho rằng tình hình kinh tế nước này đang nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn do đại dịch COVID-19, một đánh giá bi quan nhất trong hơn một thập kỷ

Đây là tháng thứ hai liên tiếp Văn phòng Nội các Nhật Bản hạ đánh giá về nền kinh tế và lần đầu tiên kể từ tháng 5/2009, thời điểm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ nước này sử dụng cụm từ "tồi tệ hơn" hay "đang tồi tệ hơn" trong báo cáo kinh tế hàng tháng để đánh giá về tình hình nền kinh tế.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, khi nền kinh tế đang trong một tình thế khó khăn, đánh giá trên vẫn còn khiêm tốn và từ "cực kỳ" không được đề cập, cho thấy mức độ giảm tốc tăng trưởng có thể còn nghiêm trọng hơn trong những tháng tới.

Trong báo cáo tháng Tư này, đánh giá về sản lượng công nghiệp, chi tiêu tiêu dùng và bốn trong số 11 lĩnh vực quan trọng khác đã được điều chỉnh.

Lần đầu tiên trong 4 tháng, Chính phủ Nhật Bản hạ đánh giá về sản lượng công nghiệp, cho rằng "đang giảm" thay vì "vẫn đang trong tình trạng yếu" như trong báo cáo tháng Ba vừa qua.

Khi nhiều người dân vẫn không ra ngoài trừ phi có việc cần thiết sau khi chính phủ yêu cầu ở nhà, chi tiêu tiêu dùng được cho là "đang giảm nhanh," khác với đánh giá "đang cho thấy sự yếu kém gần đây" như trong báo cáo tháng trước.

Về triển vọng ngắn hạn, kinh tế Nhật Bản được cho là sẽ vẫn đối mặt với những tác động từ đại dịch và những rủi ro từ sự biến động của các thị trường tài chính toàn cầu kể từ khi dịch bùng phát tại Trung Quốc vào cuối năm ngoái.

Trong khi đó, báo cáo tháng Ba vừa qua đánh giá kinh tế Nhật Bản đang trong một tình huống nghiêm trọng, cực kỳ yếu kém do đại dịch và không còn sử dụng từ "đang phục hồi" lần đầu tiên kể từ tháng 7/2013.

Trong tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ giảm 5,2% trong năm nay, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi chưa có những dấu hiệu cho thấy sự gián đoạn trên toàn cầu do đại dịch sẽ sớm kết thúc.

Lê Minh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.