|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Chiến tranh' công nghệ Mỹ - Trung: Ai đang thắng thế?

10:32 | 24/06/2019
Chia sẻ
Khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ chưa có dấu hiệu nguội đi, những sự cạnh tranh của hai cường quốc này ở lĩnh vực công nghệ cũng chứng kiến căng thẳng leo thang.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là một trong những tiêu điểm của kinh tế thế giới thời gian trở lại đây. Nằm trong cuộc chiến này là sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của hai cường quốc trong lĩnh vực công nghệ để giành được lợi thế về phần mình. 

Với những căng thẳng leo thang khi Mỹ đưa nhiều công ty công nghệ Trung Quốc, trong đó có Huawei, vào "danh sách đen" nhằm hạn chế tiếp cận với những công nghệ của nước này, cùng so sánh những lợi thế và bất lợi của Trung Quốc và Mỹ trong cuộc đua công nghệ ở thời điểm hiện tại.

Số lượng công ty công nghệ giá trị nhất thế giới: Mỹ thắng thế

BIEUDO1

(Số liệu: Bloomberg, Việt hoá: Thái Sơn)

Mỹ là nơi khai sinh ra nhiều công ty công nghệ giá trị nhất thế giới, trải đều trên nhiều lĩnh vực như phần mềm, điện thoại thông minh, thương mại điện tử, tìm kiếm và mạng xã hội. 

Trong khi đó, ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc cũng đạt được nhiều bước tiến ấn tượng trong khoảng năm năm trở lại đây khi Tencent và Alibaba lọt vào danh sách các công ty công nghệ lớn nhất toàn cầu.

Vốn hoá không chỉ là thước đo cho thấy thị trường định giá những công ty nói trên như thế nào, nó còn cho thấy sức mạnh về tài chính để chúng thực hiện thâu tóm, chiêu mộ nhân tài, tăng vốn và đầu tư và các công nghệ mới.

Người dùng Internet: Trung Quốc thắng thế

bieudo2

(Số liệu: Hồ sơ công ty, Việt hoá: Thái Sơn)

Mỹ từ lâu đã là thị trường Internet và quan trọng hàng đầu thế giới. Dù vậy, dân số lớn hơn của Trung Quốc lại cho phép quốc gia tỉ dân vượt qua Mỹ ở tiêu chí này. 

Ông lớn Châu Á hiện tại có số lượng người dùng di động lớn hơn Mỹ gấp 4 lần, mang đến những cơ hội vàng cho kinh doanh trong nước ở nhiều lĩnh vực, từ thương mại điện tử, nhắn tin, trò chơi và thanh toán điện tử.

Khoảng cách thu nhập: Mỹ thắng thế

bieudo3

(Số liệu: OECD, IMF, Việt hoá: Thái Sơn)

Trong khi Trung Quốc có lợi thế ở số lượng người dùng, người dùng Mỹ mới là đối tượng mạnh tay chi tiêu hơn. 

Cụ thể, người dùng Mỹ tạo ra đầu ra về kinh tế lớn hơn gấp 7 lần so với người dùng Trung Quốc. 

Thực tế này mang lại cho các công ty công nghệ Mỹ một môi trường dồi dào để sản sinh doanh thu và gia tăng lợi nhuận.

Câu chuyện tài chính: Mỹ thắng thế

BIEUDO4

(Số liệu: Preqin, Việt hoá: Thái Sơn)

Nước Mỹ đã tạo ra ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm và đã sử dụng mô hình gọi vốn tư nhân để tạo ra nhiều công ty công nghệ mạnh mẽ nhất trên thế giới. Mỹ đến nay vẫn duy trì được thế mạnh của mình. 

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang dần xoá bỏ khoảng cách trong lĩnh vực tài chính. Điều này giúp số lượng startup 1 tỉ USD ở Trung Quốc tăng nhanh, gần như tương đương với số lượng các startup "kì lân" ở Mỹ.

Cuộc cạnh tranh con chip: Mỹ thắng thế

BIEUDO5

(Số liệu: Intel, Bernstein, Việt hoá: Thái Sơn)

Bán dẫn là được xem là trái tim của sức mạnh tính toán và cuộc cách mạng công nghệ. Các công ty Mỹ đang có lợi thế ở thời điểm hiện tại khi kiểm soát hầu hết trong số những tài sản trí tuệ quan trọng nhất ở lĩnh vực này. 

Mảng chip của Huawei, HiSilicon, công ty bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, ghi nhận 7,6 tỉ USD doanh thu trong năm ngoái, theo ước tính của Sanford C. Bernstein. Con số này bằng khoảng 1/10 doanh thu của ông lớn ngành công nghiệp chip Intel.

Đó là chưa kể đến việc các công ty bán dẫn của Mỹ vẫn phụ thuộc vào phần mềm từ các công ty Mỹ như Cadence hay Synopsys để thiết kế chip và các thiết bị từ Applied Materials và Lam Research để sản xuất chip vật lý.

5G và tương lai của giao tiếp: Trung Quốc thắng thế

bieudo6

(Số liệu: Dell'Oro, Việt hoá: Thái Sơn)

Mặc dù Alexander Gramham Bell là người sáng chế ra điện thoại và đặt nền móng đưa Mỹ thành nước tiên phong trong lĩnh vực viễn thông, thế nhưng ngày vàng ấy có vẻ đang dần lùi xa. 

Trong hai thập kỉ trở lại đây, các công ty thiết bị viễn thông của Mỹ đang tỏ ra hụt hơi và ngành công nghiệp này đang được thống trị bởi một vài công ty từ ngước ngoài, Huawei là một trong số đó. 

Ông lớn công nghệ Trung Quốc này cũng được cho là đang nắm nhiều lợi thế nhất để đi đầu cuộc đua 5G.

Cuộc chiến nhân tài: Mỹ thắng thế

bieudo7

(Số liệu: Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Đại hoc Tsinghua, Việt hoá: Thái Sơn)

Khi nhắc đến số lượng nhân tài trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) được săn đón nhiều nhất, Trung Quốc vẫn là quốc gia đi sau. 

Tính đến cuối năm 2017, Mỹ dẫn đầu thế giới với 28.000 nhân sự khi so sánh với con số 8.000 nhân sự, theo số liệu từ Trường Quản lý và Chính sách công Tsinghua. 

Dù vậy, khoảng cách này cũng có thể sẽ sớm được san phẳng. Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào năm 2016 từng phát đi một báo cáo rằng Trung Quốc có 4,7 triệu sinh viên mới ra trường thuộc ngành công nghệ, khoa học, kĩ thuật và toán học (STEM), trong khi Mỹ chỉ có 568.000.

Sức mạnh sản xuất: Trung Quốc thắng thế

bieudo8

(Số liệu: WB, OECD, Việt hoá: Thái Sơn)

Trong hai thập niên gần đây, Apple và nhiều công ty công nghệ lớn của Mỹ thường chuyển việc sản xuất và lắp ráp của mình sang Trung Quốc. 

Ví dụ, Foxconn Technology Group, nhà sản xuất iPhone hàng đầu, thường có tới 1 triệu nhân sự phục vụ ở các mùa cao điểm. Công nhân Mỹ thường có năng suất lao động theo giờ cao hơn trong khi có năng lực xử lý các lĩnh vực công nghệ phức tạp, ví dụ như sản phẩm vũ trụ - không gian. 

Thế nhưng, ngay cả khi xét đến các giá trị tăng thêm khi sản xuất, Trung Quốc vẫn vượt Mỹ ở sân chơi này.

Thái Sơn