Chiến lược tiếp thị kiểu 'thà mang tiếng xấu còn hơn không có tiếng' của công ty bán tên miền
Quảng cáo dao cạo râu nhưng 'quên' khoe sản phẩm: Nghệ thuật tiếp thị đỉnh cao của Gillette |
Thực tế thương trường cho thấy nhiều doanh nghiệp luôn cố gắng thu hút sự chú ý của công chúng bằng mọi giá. Với họ, nếu chỉ một tỷ lệ rất nhỏ công chúng biết tới thương hiệu, họ sẽ trở thành kẻ thất thế. Thậm chí nhiều chủ doanh nghiệp còn khẳng định nổi tiếng theo cách tiêu cực vẫn tốt hơn tình trạng không ai biết tới., CNN nhận định.
Một phân cảnh trong video quảng cáo gây tranh cãi của GoDaddy. Ảnh: CNN |
Phải khiến dư luận bàn về thương hiệu, kể cả nói xấu
Có lẽ GoDaddy là một trong những doanh nghiệp đại diện tiêu biểu cho nhóm doanh nghiệp tôn thờ phương châm "thà gây tai tiếng còn hơn chịu cảnh vô danh". Và họ đã hưởng "trái ngọt" từ chiến lược tiếp thị ngược đời ấy. Nhiều người biết GoDaddy không phải vì họ là công ty xuất sắc nhất trong lĩnh vực mà họ kinh doanh (đăng ký tên miền và dịch vụ hosting).
Dù nhiều người ghét kiểu quảng cáo của GoDaddy, doanh số của công ty khiến nhiều đối thủ mơ ước. Các báo cáo tài chính cho thấy, doanh thu trung bình hàng năm của công ty đạt 2,2 tỷ USD, với 17 triệu khách hàng và tạo việc làm cho 6.000 người.
Các chuyên gia tiếp thị nhận định rằng, trong số rất nhiều "độc chiêu" của GoDaddy, bài học lớn nhất về làm thương hiệu của họ là nghệ thuật khiến công chúng phải nói về công ty, ngay cả khi họ phê phán nội dung quảng cáo. Nhờ những cuộc thảo luận chưa bao giờ ngừng của công chúng, GoDaddy trở thành thương hiệu nổi tiếng về đăng ký phần mềm không chỉ ở Mỹ, mà còn ở phạm vi thế giới.
Độc chiêu của Apple
Apple cũng là một doanh nghiệp luôn tìm cách để công chúng nhắc tới họ, nhưng theo cách khác với GoDaddy. Mỗi khi tập đoàn muốn tung ra sản phẩm mới, họ sẽ "vô tình để lọt một chút thông tin" cho giới truyền thông về thiết bị - như kiểu dáng, màu sắc, độ phân giải camera.
Về nghệ thuật rò rỉ thông tin, Apple thực sự là bậc thầy. Ảnh: thehill.com |
Chỉ sau một đêm, hàng triệu người đột nhiên bàn tán về điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad hay đồng hồ thông minh của Apple. Chủ đề về Apple tràn ngập các báo và kênh truyền hình. Nhờ chiến dịch dọn đường như thế, Apple gặt hái thành công lớn khi chính thức tung sản phẩm ra thị trường.
Nghệ thuật "rò rỉ thông tin" của Apple đã lên tới đỉnh cao. Nó khiến giới truyền thông liên tục quan tâm tới hãng, trong khi công chúng thảo luận, dự đoán rồi chuẩn bị tiền để mua thiết bị mà hãng sắp bán.
Chiêu mượn tay khách hàng để quảng bá thương hiệu của tập đoàn lớn |