Chiêu mượn tay khách hàng để quảng bá thương hiệu của tập đoàn lớn
Doanh nghiệp đua nhau sáng tạo để quảng bá thương hiệu nhân kỳ tích của bóng đá Việt Nam |
Thu hút người tiêu dùng tham gia hoạt động quảng bá thương hiệu
Những nhãn hàng khôn ngoan nhất hiểu rõ việc để khách hàng tham gia vào quá trình tiếp thị có thể mang lại hiệu quả mạnh đến mức nào. Vào năm 2011, Coca Cola đã phát động chiến dịch “Share a Coke” (tạm dịch là “Hãy chia sẻ Coca Cola”) tại Australia.
Chiến dịch "Share a Coke" khuyến khích người dân Australia chia sẻ hình ảnh những chai Coke với các tên phổ biến nhất ở xứ chuột túi. Ảnh: Coca Cola. |
Bằng cách in 150 tên phổ biến nhất tại Australia lên vỏ lon Coca Cola, chiến dịch đã thành công đến mức tập đoàn quyết định nhân rộng nó tại hơn 80 quốc gia.
Đối với Coca Cola, chiến dịch Share a Coke đã mang lại những kết quả vô cùng ấn tượng:
Hơn 500.000 bức ảnh về một sản phẩm mang tên người được chia sẻ cùng hashtag #Shareacoke.
Hơn 6 triệu lon Coca Cola ảo được chia sẻ trên mạng xã hội. Số lượng người theo dõi trên fanpage của Coca Cola tăng 25 triệu.
Thị phần của Coca Cola đối với sản phẩm Coke tăng 4%. Lượng tiêu thụ Coca Cola bởi người trẻ tăng 7%.
Microsoft cũng đã tăng lượng người sử dụng trình duyệt Internet Explorer 9 bằng cách lôi kéo người dùng. Kết hợp với Edgar Wright - đạo diễn, nhà biên kịch phim nổi tiếng - cùng với Tommy Lee Edwards - chuyên gia thiết kế và vẽ tranh minh họa lừng danh, Microsoft đã tạo ra bộ phim hoạt hình "Cuộc phiêu lưu ngẫu nhiên của Brandon Generator".
Sau đó, Microsoft đã kêu gọi người dùng đóng góp ý tưởng, thông điệp và các hình thức sáng tạo khác thông qua một cổng tương tác sử dụng các tính năng của Internet Explorer 9. Kết quả rất ấn tượng:
Hơn 600.000 người truy cập trang Brandon Generator.
Hơn 1,7 triệu người tải trình duyệt Internet Explorer 9.
Thị phần của Internet Explorer 9 cũng tăng ở mức cao hơn so với mục tiêu mà tập đoàn đã đề ra.
Phim hoạt hình "Cuộc phiêu lưu ngẫu nhiên của Brandon Generator" do Microsoft sản xuất. |
Starbucks cũng áp dụng chiến lược này một cách bài bản với cổng thông tin My Starbucks Idea. Thông qua website này, khách hàng có thể gửi các ý tưởng và bình chọn hay bình luận về ý tưởng của người khác về cách thức giúp Starbuck cải thiện sản phẩm của họ. Chiến lược ấy không chỉ giúp Starbuck nhận phản hồi, mà nó còn củng cố thêm mối liên kết và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu này.
Khi người dùng cảm thấy họ là một phần trong việc tạo dựng thương hiệu, họ sẽ cố gắng hết sức để quảng bá nó.
Những khách hàng tham gia vào quá trình sáng tạo sản phẩm và dịch vụ của bạn – không chỉ chắc chắn sẽ mua mà còn hết lòng giới thiệu với người khác về nó. Giờ đây thương hiệu không còn là sản phẩm của công ty nữa. Nó chính là sản phẩm sáng tạo của khách hàng.
Xem thêm |