|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

'Chiến hữu' của Warren Buffett cảnh giác với cơn sốt giá cổ phiếu, đề phòng tiền ảo

15:30 | 03/12/2021
Chia sẻ
Tại một hội thảo, tỷ phú Charlie Munger, "cấp phó" của nhà hiền triết xứ Omaha Warren Buffett, cảnh báo thị trường tài chính hiện nay còn điên cuồng hơn kỷ nguyên dot-com hơn 20 năm trước. Theo ông, định giá cổ phiếu đang quá cao và tiền ảo không phải món đầu tư có lợi.

Định giá cổ phiếu quá cao

Tại hội thảo Sohn Hearts and Minds tổ chức ở Australia vừa qua, tỷ phú Charlie Munger, Phó Chủ tịch của Berkshire Hathaway, cho biết môi trường đầu tư hiện tại "khắc nghiệt hơn" so với những gì ông từng thấy trong hàng chục năm qua.

"Chiến hữu" lâu năm của tỷ phú Warren Buffett cảnh báo, thị trường tài chính toàn cầu hiện còn điên rồ hơn so với thời kỳ bong bóng dot-com hai thập kỷ trước. Trong đó, định giá cổ phiếu quá cao khiến nhà đầu tư khó có lãi.

"Tôi nghĩ định giá tài sản thời kỳ dot-com khó tin hơn bây giờ. Song, nhìn chung, tôi lại thấy thời điểm này thậm chí còn điên cuồng hơn kỷ nguyên dot-com", tỷ phú Charlie Munger nhấn mạnh.

'Chiến hữu' của Warren Buffett cảnh giác với cơn sốt giá cổ phiếu, đề phòng tiền ảo - Ảnh 1.

Tỷ phú Charlie Munger, Phó Chủ tịch của Berkshire Hathaway. (Ảnh: Bloomberg).

Chê bai thậm tệ tiền ảo

Cũng tại hội nghị trên, "phó tướng" của Warren Buffett cũng cực lực chỉ trích cơn sốt tiền ảo, đồng thời khẳng định Trung Quốc đã đúng khi cấm giao dịch tiền ảo.

"Tôi không bao giờ mua tiền ảo. Ước gì chúng chưa bao giờ được phát minh ra", nhà đầu tư huyền thoại nhấn mạnh.

Ông nói tiếp: "Tôi tin Trung Quốc đã đưa ra quyết định đúng đắn khi cấm tiền ảo. Trái lại, nước Mỹ hành động quá sai lầm".

Theo chia sẻ của vị tỷ phú, ông muốn kiếm tiền bằng cách bán cho mọi người những tài sản tốt, có giá trị chứ không phải những thứ gây hại cho nhà đầu tư.

"Tin tôi đi, những người tạo ra tiền ảo không hề nghĩ đến khách hàng, họ chỉ biết đến chính mình", tỷ phú Munger khẳng định.

Ngoài ra, "chiến hữu" của Warren Buffett nói ông vẫn là người hâm mộ Trung Quốc, cho rằng chính quyền Bắc Kinh hành xử đứng đắn hơn Washington.

Yên Khê

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.