Chi 21 tỉ USD để mua chuỗi trạm xăng, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới gây xôn xao giữa đại dịch
Theo tuyên bố ngày 3/8, thỏa thuận sẽ bổ sung thêm 3.900 cửa hàng vào 9.800 địa điểm bán thuộc tập đoàn bán lẻ 7-Eleven có trụ sở tại Mỹ của Tập đoàn Seven & I.
Bloomberg nhận định thương vụ giữa chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới và "ông lớn" lọc dầu Mỹ là giao dịch thâu tóm công ty Mỹ lớn thứ hai trong năm 2020, đánh dấu khoản tiền lớn nhất mà Seven & I từng rút hầu bao.
Hiện tại, "đại gia" bán lẻ toàn cầu sở hữu 69.000 cửa hàng gồm chuỗi 7-Eleven trên toàn thế giới và siêu thị Ito-Yokado tại Nhật Bản.
"Đây là bước tiến lịch sử đầu tiên trong kế hoạch trở thành nhà bán lẻ toàn cầu của chúng tôi", Giám đốc điều hành Seven & I, ông Ryuichi Isaka, tuyên bố tại buổi họp báo ngày 3/8.
Isaka nói Seven & I sẽ thu về khoảng 1 tỉ USD thông qua việc bán bớt các cửa hàng chồng chéo ở Mỹ sau thương vụ 21 tỉ USD.
Song, đây không phải là lần đầu Seven & I mua lại các trạm xăng. 3 năm trước, tập đoàn đã chi 3,3 tỉ USD mua chuỗi trạm xăng và cửa hàng tiện lợi Sunoco Mỹ nhằm mở rộng thị phần tại quốc gia này.
"Thị trường cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản đã đi đến giới hạn vì dân số già hóa… Dù đại dịch COVID-19 gây tác động ngắn hạn lên Mỹ, dân số quốc gia này sẽ tiếp tục gia tăng trong dài hạn", ông Hiroaki Watanabe, chuyên gia phân tích lĩnh vực kho vận, cho hay.
Thị trường Bắc Mỹ chiếm khoảng 40% doanh thu Seven & I trong năm tài chính 2019, tăng từ mức 33% năm trước đó. Mặt khác, Speedway sở hữu lượng lớn địa điểm trải dài khắp 36 tiểu bang tại Mỹ, với số lượng cửa hàng tăng gấp 3 từ năm 2011.
Thỏa thuận tỉ USD ra đời trong bối cảnh làn sóng chuyển trọng tâm hoạt động của các nhà bán lẻ trước bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động nặng nề lên nền kinh tế. COVID-19 tăng thêm áp lực lên lĩnh vực bán lẻ truyền thống, vốn đang kinh doanh khó khăn hơn bởi sự bành trướng của thương mại điện tử.
Trong phiên giao dịch sớm ngày ngày 3/8, giá cổ phiếu Seven & I giảm 8.4%, mức lớn nhất từ tháng 3.
Triển vọng u ám bủa vây các công ty năng lượng Mỹ
Mặt khác, Marathon Petroleum nối bước một loạt các công ty năng lượng, rũ bỏ mạng lưới bán lẻ để tập trung vào sản xuất nhiên liệu.
Trên thực tế, các công ty năng lượng Mỹ như Marathon Petroleum vẫn đang vật lộn để hồi phục hoạt động giữa tình hình lo ngại dịch COVID-19 bùng nổ lần hai, làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại các tiểu bang đông dân tại quốc gia này.
Cuối năm 2019, các cổ đông lớn của Marathon Petroleum, gồm Tập đoàn Elliott Management và D.E. Shaw & Co., đã tăng cường gây áp lực, yêu cầu tập đoàn năng lượng thực hiện các thay đổi nhằm cải thiện hiệu suất.
Elliott thúc giục Marathon tách các đơn vị hoạt động theo ba mảng riêng biệt gồm: tinh lọc dầu, bán lẻ và đường ống dẫn dầu.
Chỉ sau ba tháng đầu năm, Marathon chứng kiến khoản chi phí khổng lồ 12,4 tỉ USD. Hãng buộc phải đình chỉ đợt mua lại cổ phiếu và cắt giảm chi tiêu 30%.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/