Một thẩm phán ở Colombia đã sử dụng ChatGPT để đưa ra phán quyết của tòa án. Đây là lần đầu tiên một quyết định pháp lý được đưa ra với sự trợ giúp của công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Tổng thống Israel công khai việc sử dụng ChatGPT hỗ trợ ông viết bài phát biểu nhằm bày tỏ sự đánh giá cao của ông đối với thành tựu khoa học công nghệ.
Sự bùng nổ của "hiện tượng" ChatGPT trong thời gian qua cũng khiến nhiều người dùng Việt tò mò và muốn sử dụng thử. Tận dụng điều này, rất nhiều người đã đứng ra cho thuê, nhận hỗ trợ đăng ký tài khoản ChatGPT với giá từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng.
Rất nhiều ứng dụng có cụm từ "ChatGPT' trong tên đã xuất hiện trên hai kho ứng dụng di động phổ biến là App Store và Google Play, khiến hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu người đã "tải nhầm" vì cho rằng đó là ứng dụng ChatGPT của OpenAI.
ChatGPT đã trở thành ứng dụng tiêu dùng đạt mốc 100 triệu người dùng nhanh nhất lịch sử khi làm được điều này chỉ sau hai tháng, hơn cả những TikTok (9 tháng) hay Instagram (2,5 năm).
OpenAI, công ty mẹ của chatbot đang gây bão toàn cầu là ChatGPT, đã bắt đầu kiếm tiền từ công cụ này khi ra mắt gói dịch vụ trả phí mới mang tên ChatGPT Plus. Trước mắt, gói này sẽ có giá khởi điểm 20 USD/tháng và chỉ khả dụng với người dùng tại Mỹ.
ChatGPT đang là từ khóa gây bão toàn cầu trong thời gian gần đây và sự thành công của OpenAI - nhà phát triển chatbot trí tuệ nhân tạo này đã giúp thúc đẩy những tín hiệu tích cực cho các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực AI.
Mặc dù luôn tự nhận là "người tiên phong" trong lĩnh vực AI, song với sự nổi lên của ChatGPT, các lãnh đạo Google đã phải gấp rút đẩy nhanh dự án phát triển chatbot tương tự có tên Apprentice Bard để cạnh tranh với chatbot của OpenAI.
Với các lo ngại về đạo văn và thông tin sai lệch đang ngày càng tăng, OpenAI đã buộc phải phát triển một công cụ hỗ trợ phân loại văn bản do người viết và văn bản do AI viết.