Chanel thua kiện Huawei và hàng loạt vụ lùm xùm làm 'nhái' logo thương hiệu nổi tiếng
Theo Reuters, Chanel đã thua sau 4 năm kiện tụng với Huawei về hình ảnh logo của ông lớn công nghệ Trung Quốc tại châu Âu. Trong phán quyết hôm 21/4, tòa án Liên Minh Châu Âu đã đưa ra phán quyết rằng "cả hai "có vài nét tương đồng, nhưng sự khác biệt về hình ảnh là khá đáng kể".
Trước đó, hãng thời trang nước Pháp đã khởi kiện Huawei sao chép logo của họ khi hãng điện thoại Trung Quốc nộp đơn bảo hộ logo cho sản phẩm phần cứng của họ tại châu Âu vào năm 2017.
Câu chuyện lùm xùm giữa Chanel và Huawei không còn là mới. Trên thế giới từng có nhiều thương hiệu phải lôi nhau ra tòa do vấn đề tương tự. Dưới đây là một số ví dụ:
3M kiện 3N của công ty Changzhou Huawei Advanced Material
Năm 2016, tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã tuyên 3M thắng sau vụ kiện về sở hữu thương hiệu với công ty Changzhou Huawei (H.W).
Trước đó, năm 2014, công ty 3M phát hiện H.W đã sử dụng thương hiệu 3N có nhiều nét tương đồng với logo của 3M. Công ty này sau đó đã đâm đơn kiện và yêu cầu H.W ngừng sử dụng logo nhái kèm theo bồi thường thiệu hại cho 3M.
Vụ kiện kéo dài từ 2009 đến 2015, cuối cùng tòa án đã tuyên bố 3M thắng kiện và yêu cầu H.W phải bồi thường 3,5 triệu Nhân dân tệ.
Louis Vuitton với Louis Vuiton Dak
Ăn gà rán trong hộp của thương hiệu Louis Vuitton có lẽ là một điều quá xa xỉ. Tuy nhiên, điều này từng xuất hiện ở Hàn Quốc với một thương hiệu làm nhái. Vào năm 2016, nhãn hiệu thời trang Louis Vuitton từng kiện một thương hiệu gà rán vì sao chép y nguyên logo và tên của họ.
Cửa hàng này sau đó đã không tuân thủ phán quyết của toà mà còn ngang nhiên đổi thành Louis Vuiton Dak. Kết quả, tòa án phải đưa ra mức phạt 14,5 triệu USD đối với hành vi của thương hiệu gà rán này.
Calvin Klein vs CK
Năm 2019, thương hiệu thời trang Calvin Klein đã đâm đơn kiện công ty sản xuất giấy vệ sinh của Nhật Bản là Crecia Kasuga vì sự giống nhau giữa logo của 2 bên. Được biết, Calvin Klein nổi tiếng với logo có 2 chữ viết tắt của họ là "ck".
Tuy nhiên, tòa án sau đó đã bác bỏ đơn kiện của Calvin Klein vì cho rằng không thể cho rằng logo này đạo nhái chỉ vì công ty Nhật Bản sử dùng tên viết tắt.
Logo của Calvin Klein và công ty Crecia Kasuga (Ảnh: Marks IP)
PayPal kiện Pandora
Năm 2016, công ty tài chính Paypal đâm đơn kiện nền tảng phát nhạc trực tuyến Pandora vì logo của họ có nét tương đồng với PayPal. Theo Billboard, PayPal cho rằng Pandora đã sử dùng màu xanh nước biển nhạt cho ký tự "P" trong logo, tương đồng với PayPal và làm tổn hại đến trải nghiệm người dùng của đơn vị thanh toán này.
Được biết, logo chữ P đúp của PayPal được ra mắt vào năm 2014 trong khi Pandora giới thiệu vào năm 2016. Hiện vụ kiện vẫn chưa đi đến hồi kết.