|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cắt giảm chi phí: Doanh nghiệp vẫn đợi chờ

10:49 | 16/09/2017
Chia sẻ
Giảm chi phí cho doanh nghiệp đang trở thành chủ đề nóng với những hành động, nỗ lực thực tế từ Chính phủ.

Nhất là khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, năm 2017 phải là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp; các cơ quan, bộ, ngành chức năng cần nghiên cứu các phương án, lược bỏ các quy định, yêu cầu và tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu tối đa gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp bày tỏ tâm tư, "chỉ thấy tăng, chứ giảm chi phí còn là điều hết sức xa lạ !".

Nhất là khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, năm 2017 phải là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp; các cơ quan, bộ, ngành chức năng cần nghiên cứu các phương án, lược bỏ các quy định, yêu cầu và tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu tối đa gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp bày tỏ tâm tư, "chỉ thấy tăng, chứ giảm chi phí còn là điều hết sức xa lạ !".

cat giam chi phi doanh nghiep van doi cho
Giảm chi phí cho doanh nghiệp đang trở thành chủ đề nóng. Ảnh: TTXVN

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, trong lĩnh vực may mặc, các doanh nghiệp kêu nhiều về những bất cập và sự gia tăng chi phí vô lý.

Cũng như các hiệp hội ngành nghề khác, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã kiến nghị rất nhiều, nhưng để sửa đổi, hủy bỏ một số quy định liên quan tới việc tăng hay giảm chi phí cho doanh nghiệp là điều rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì.

Đơn cử như nếu sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất thì doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng và sau khi xuất hàng thì mới được hoàn thuế. Như vậy chi phí sẽ lớn hơn so với việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Hay như việc duy trì mức 2% thuế xơ nhập khẩu somolite để bảo vệ Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ...

Một đại diện thuộc Công ty May10 bổ sung, mỗi một container hàng 40 feet xuất khẩu qua cảng Hải Phòng, năm 2012, doanh nghiệp phải trả phí khoảng 8 triệu đồng, đến năm 2017 là 11 triệu đồng. Trong vòng 1 năm, từ năm 2016 đến 2017, chi phí tăng khoảng 100 USD. Như vậy, phải chăng, chủ trương "giảm chi phí cho doanh nghiệp" chưa thực phát huy trong đời sống thực tiễn.

Theo ghi nhận của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngoài những chi phí trực tiếp thì những khoản thu gián tiếp khác cũng làm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước khác. Trong khi đó, các dịch vụ công không đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là bất cập các cơ quan chức năng không thể cùng khai thác chung một hệ thống cơ sở dữ liệu về thống kê, thị trường... khiến chi phí doanh nghiệp không thể được tiết giảm.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI phản ánh thực tế, không thể tin được ngay những rủi ro trong kinh doanh cũng được tính vào chi phí của doanh nghiệp; trong đó, có cả việc các thủ tục hành chính bị trùng lặp; các quy trình, quy định phải tuân thủ pháp luật cũng bị trùng lặp... Điều đó có thể dẫn tới nguy cơ, doanh nghiệp sẽ phải đón nhận vòng lặp lại của những rủi ro lớn. Ngoài ra, còn có tình trạng áp thuế và hồi tố về chính sách hay những phiền toái, rủi ro từ các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn hội...

Qua khảo sát từ cộng đồng doanh nghiệp, những khoản phí tiềm tàng nguy cơ và tăng cao chi phí cho doanh nghiệp gồm có phí hạ tầng cảng biển như quy định riêng biệt của một số địa phương; phí thủ tục hành chính để giải quyết việc thông quan, cấp phép, kiểm định hay thẩm tra mà một số cơ quan, bộ, ngành đang quy định...cùng với đó là phí vận tải hay logistics; phí bảo hiểm xã hội cho người lao động hay phí công đoàn; chi phí tín dụng hay vay vốn...

Ông Lê Minh Hải, Tổng giám đốc Công ty đầu tư Đà Nẵng Miền Trung cho biết, ngoài những chi phí chính thức nêu trên và được quy định theo chính sách pháp luật, thì gánh trên vai doanh nghiệp còn nặng thêm vì rất nhiều khoản phí không chính thức mà chẳng doanh nghiệp nào mong muốn. Từ phí hoa hồng, phí tiếp khách, phí "bôi trơn".. cho đến nhiều loại phí khác mà chính doanh nghiệp cũng không biết gọi là gì để hợp thức hóa chứng từ thanh toán.

"Nếu mọi việc được minh bạch; mọi quy trình, quy định được thực hiện đúng pháp luật; mọi cá nhân đều làm việc với tinh thần công tâm, liêm chính, thì có lẽ, vấn đề chi phí chẳng thể là gánh nặng đối với doanh nghiệp", ông Minh Hải kết luận.

Nêu quan điểm cá nhân, ông Hải cho rằng, sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc phải rà soát cả hệ thống chính sách pháp luật; rà soát danh mục các chi phí ở mỗi ngành, lĩnh vực hay tính toán tỷ lệ tăng - giảm chi phí nào cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp....

"Chỉ cần Chính phủ nhất tâm thực hiện những cam kết đã có với doanh nghiệp thì sẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tạo môi trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng đối với mọi hoạt động và thành phần kinh tế", Tổng giám đốc Công ty đầu tư Đà Nẵng Miền Trung chia sẻ./.

cat giam chi phi doanh nghiep van doi cho Bộ Tài chính đề nghị cắt giảm hàng loạt loại phí

Bộ Tài chính đang đề nghị cắt giảm hàng loạt các loại phí theo yêu cầu của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho ...

cat giam chi phi doanh nghiep van doi cho Kiến nghị giải pháp giảm chi phí dự án BOT

Tại Báo cáo Cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp - Thực trạng và kiến nghị vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế ...

cat giam chi phi doanh nghiep van doi cho 'Đại chiến' taxi đã lên đến đỉnh điểm

Cuộc chiến giữa taxi với Uber, Grab lên đến đỉnh điểm khi các hãng công nghệ tiếp tục tung chiêu giành khách, còn các hãng ...

Thạch Huê