Kiến nghị giải pháp giảm chi phí dự án BOT
Ảnh minh họa: Tiền Phong |
Thứ nhất là Ban chỉ đạo nhà nước về PPP tăng cường giám sát các dự án BOT giao thông để đảm bảo chi phí đầu tư hợp lý nhất, nhất là chi phí xây dựng và chi phí vốn vay. Thứ hai, Chính phủ sửa Nghị định 15/2015/NĐ-CP theo hướng bắt buộc đấu thầu xây dựng dự án BOT và chỉ chấp nhận vốn vay tối đa 70% tổng chi phí thực hiện dự án; nguồn vốn chủ sở hữu 30% phải có nguồn gốc rõ ràng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính thực hiện giám sát thu phí bằng cách bắt buộc trạm thu phí lắp đặt hệ thống đếm xe tự động bằng camera và bằng thiết bị cảm biến mặt đường trên các trạm thu phí, truyền số liệu tự động về Bộ Tài chính và công khai trên internet. Ngoài ra, Bộ Tài chính không cho thu phí trước để tạo nguồn vốn cho các giai đoạn tiếp theo. Kiến nghị cuối cùng của CIEM là Nhà nước sử dụng các quỹ dài hạn như Quỹ Bảo hiểm xã hội để cho vay đầu tư vào dự án BOT với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại.
TP HCM nói gì về dự án BOT, BT sai phạm gần 2.200 tỷ? Người phát ngôn UBND TP HCM khẳng định không có lợi ích nhóm, không làm thất thoát ngân sách trong các dự án BOT, BT. |
Sẽ có luật riêng để xử lý các bất cập của dự án BOT hiện nay Tháng 9 công bố kiểm toán thêm 24 dự án BOT, trong đó có BOT Cai Lậy. Và những bất cập của BOT hiện nay cần ... |
Vì sao chỉ định thầu dự án BOT? Có những doanh nghiệp rất kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực công trình giao thông nhưng mấy năm qua không hề nộp hồ sơ ... |