Casino Hồ Tràm và Quỹ phòng hộ zombie ‘ám’ nhà đầu tư suốt 10 năm sau khi Lehman Brothers sụp đổ
Đây là 20 cổ phiếu được các quỹ phòng hộ lớn nhất yêu thích | |
Bong bóng quỹ phòng hộ tiền ảo đang vỡ |
Đó là một vài trong những khoản đầu tư mà các nhà quản lý quỹ phòng hộ đã đổ vào các side-pocket (tài khoản dùng trong các quỹ phòng hộ để tách biệt tài sản không thanh khoản và các khoản đầu tư thanh khoản hơn. Khi một khoản đầu tư đi vào tài khoản side-pocket, chỉ những người tham gia hiện hành mới có quyền ăn chia) trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.
Kể từ những ngày đen tối đó, chứng khoán tăng phi mã và nền kinh tế Mỹ bùng nổ, tuy nhiên các khoản góp vốn “ốm yếu” này vẫn tồn tại trong danh mục của nhà đầu tư như thức ăn thừa ôi thiu bị bỏ quên trong tủ lạnh quá lâu.
Vấn đề xuất hiện ngay sau khi Lehman Brothers Holdings Inc. sụp đổ và các khách hàng của quỹ phòng hộ tìm cách rút hàng trăm tỷ USD. Thậm chí các loại tài sản mà các nhà quản lý cho là mang tính thanh khoản cao lại trở thành những thứ khó bán, chưa kể đến các thỏa thuận riêng tư vốn khó rút ra trong những thời điểm thuận lợi nhất. Vì thế, thay vì bán “giải phóng hàng tồn”, các nhà quản lý quỹ đẩy các tài sản này vào side-pocket với hy vọng sau này bán được giá tốt hơn.
Các nhà đầu tư ước tính 200 – 360 tỷ USD được chuyển vào các side-pocket trong năm 2008, tương đương 20% tổng tài sản ngành này. Họ tính toán khoảng 25 tỷ USD hiện vẫn còn nằm trong các side-pocket.
Trong một số trường hợp, đưa tài sản vào side-pocket là hợp lý. Ví dụ điển hình nhất là yêu cầu phá sản của Lehman Brothers, vốn đã tạo ra hàng chục tỷ USD cho những nhà đầu tư dài hạn.
Lehman Brothers là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nguồn: LUCAS JACKSON/REUTERS. |
Tìm cách giảm nhẹ nỗi đâu của các side-pocket, nhiều nhà quản lý thân thiện với nhà đầu tư giảm phí hoặc thậm chí miễn phí hoàn toàn. Họ trưng ra các kế hoạch thanh toán nợ và bám vào đó. Nhưng không phải ai cũng rộng rãi như vậy. Một số nhà quản lý quỹ kiên quyết từ chối cung cấp chi tiết về các khoản đầu tư và chẳng quan tâm bán các tài sản đó. Nhiều side-pocket thậm chí còn tồn tại lâu hơn những công ty lập ra chúng.
Khi nào nhà đầu tư có thế lấy lại tiền của mình? Không rõ họ có thể lấy lại tiền hay không và thời gian dường như đang cạn kiệt.
“Nếu bạn không thể tìm ra lối thoát cho họ lúc này thì khi nào mới có thể? Thị trường đang khỏe mạnh, thanh khoản đang tốt, có nhiều hãng đầu tư tư nhân đang muốn làm ăn”, ông Lars Lindqvist – người sáng lập Cattegatt Capital, cho biết.
Dưới đây là 5 side-pocket mà nhà đầu tư cho là đặc biệt “phản cảm”.
Sòng bạc tại Việt Nam
Side-pocket quỹ phòng hộ Harbinger Capital Partners 2008 của doanh nhân Mỹ Phil Falcone vẫn còn hai dự án đầu tư: sòng bạc Grand Ho Tram Strip mà ông đã đầu tư hơn 450 triệu USD tại Việt Nam và cổ phần trong một công ty truyền thông trước đây có tên LightSquared mà ông đã bơm vào ít nhất 2 tỷ USD. LightSquared nộp đơn phá sản vào năm 2012, từ đó tái tổ chức và hoạt động dưới tên Ligado Networks.
10 năm sau, ông Falcone vẫn cố “vắt” tiền từ các khoản đầu tư của mình. Ông thúc giục Việt Nam sửa luật để người dân có thể cá cược tại sòng bạc và đã kiện Apollo Global Management với cáo buộc hãng này xúi giục Harbinger đầu tư vào LightSquared. Vụ kiện này vẫn đang bị “treo”.
Nhà máy Brazil
Ông Rob Ellis – nhà quản lý quỹ hàng hóa Ridgefield Capital Asset Management và từng làm việc cho nhà đầu tư danh tiếng Julian Robertson, vẫn sở hữu side-pocket gồm hai dự án tại Brazil: một nhà máy ethanol và nhà máy xay đậu nành. Sau khi nắm các khoản đầu tư này suốt một thập kỷ, Ridgefield vẫn chưa thể bán lại chúng trong bối cảnh kinh tế Brazil chật vật suốt 5 năm qua.
Công ty mất 3/4 thị giá sau 10 năm
Quỹ Bennelong Asset Management có một side-pocket với khoản đầu tư tại một công ty đại chúng niêm yết tại Australia mang tên Energy World Corp. Công ty này đã mất khoảng 3/4 giá trị thị trường kể từ giữa tháng 9/2008.
Đầu tư vốn tư nhân
Doanh nhân Thane Ritchie gặp nhiều rắc rối trước khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ. Quỹ phòng hộ đặt tại Illinois và Geneva đã đổ các khoản đầu tư vốn tư nhân vào một side-pocket trong năm 2005 sau khi thiệt hại nặng trong ngành khí tự nhiên khiến khách hàng tháo chạy. Hơn 10 năm sau, quỹ này vẫn chưa thể bán tất cả các tài sản này.
Vay nặng lãi
Tháng 10/2008, sau khi phát sinh nhiều thiệt hại lớn, Highland Capital Management nói với nhà đầu tư rằng hãng sẽ thu hẹp hai quỹ Crusader và Credit Strategies. Cả hai quỹ này đều đầu tư chủ yếu vào các khoản cho vay với lãi suất cao.
Kế hoạch của hãng là thoái vốn đầu tư trong vòng ba năm. Vào năm 2016, quá trình rút lui vẫn chưa hoàn thành, một nhóm nhà đầu tư Crusader bất bình đã khởi kiện hãng và sau đó thay thế nó bằng các chuyên gia tái cơ cấu của hãng Alvarez & Marsal, vốn vẫn đang tìm cách bán tài sản.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/