|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 3/9: Số ca nhiễm mới toàn cầu tăng cao, thế giới cán mốc 26 triệu ca

08:04 | 03/09/2020
Chia sẻ
Tính đến 7h sáng nay 3/9, thế giới hơn 26 triệu ca nhiễm COVID-19, Mỹ tăng tốc cấp phép cơ sở phân phối vắc xin, Ấn Độ xác lập kỉ lục về số ca nhiễm mới. Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm.

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam

Xem thêm: Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 4/9

Theo cập nhật từ Bộ Y tế, sáng nay (3/9) Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 nào. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam là 1.046 trường hợp. 

Từ ngày 4/9, Đà Nẵng bắt đầu tiến hành xét nghiệm virus corona đại diện hộ gia đình nhằm mục đích truy vết các trường hợp nhiễm COVID-19 chưa được phát hiện ở cộng đồng.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 3/9: Số ca nhiễm mới toàn cầu tăng cao, thế giới cán mốc 26 triệu ca - Ảnh 1.

Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Việt Nam từ 25/7. (Biểu đồ: Như Ý).

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li) là 63.651.

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 746/1.046 ca mắc.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 27 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 53 ca, số ca âm tính lần 3 là 37 ca. Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 34 ca.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 3/9: Số ca nhiễm mới toàn cầu tăng cao, thế giới cán mốc 26 triệu ca - Ảnh 2.

Số ca nhiễm mới và phục hồi hàng ngày tại Việt Nam từ 25/7. (Biểu đồ: Như Ý).

Việt Nam có số ca được chữa khỏi nhiều hơn hẳn số ca mắc mới ghi nhận thêm mỗi ngày.

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Theo cập nhật từ trang Worldometers, tính đến 7h sáng nay 3/9, toàn thế giới có tổng cộng 26,17 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 866.536 người tử vong và 18,42  triệu bệnh nhân phục hồi (đạt 70,3%).

Đến nay, 215 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có hai tàu du lịch) trên toàn cầu xác nhận trường hợp mắc COVID-19.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã ghi nhận hơn 6,29 triệu ca nhiễm COVID-19, chiếm 24,05% số ca nhiễm toàn cầu, sau khi ghi nhận thêm 40.083 ca trong 24 giờ qua. Đồng thời, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 1.029 ca, nâng tổng số lên 189.929. Tổng số người phục hồi là hơn 3,53 triệu người (tỉ lệ phục hồi đạt 56,1%).

Số ca nhiễm mới hàng ngày tại nước này đang có xu hướng giảm.

Các điểm nóng về COVID-19 ở Mỹ vẫn báo cáo số ca nhiễm mới cao, với 2.402 ca ở Florida, 4.234 ca ở Texas và 4.737 ca ở California. Một số bang khác cũng đang nổi lên như Georgia ghi nhận thêm 1.916 ca, Illinois 2.128 ca.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 3/9: Số ca nhiễm mới toàn cầu tăng cao, thế giới cán mốc 26 triệu ca - Ảnh 3.

Một loại vắc xin COVID-19 tiềm năng tại phòng thí nghiệm Novavax ở Maryland, Mỹ hồi tháng ba. (Ảnh: AFP).

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ kêu gọi các bang tăng tốc cấp phép cơ sở phân phối vắc xin để chúng hoạt động trước ngày 1/11, theo WSJ.

Theo Washington Post, hơn 170 quốc gia đang đàm phán để tham gia Cơ sở Tiếp cận Toàn cầu vắc xin COVID-19 (Covax) do WHO dẫn đầu nhằm tăng tốc độ phát triển vắc xin, đảm bảo liều lượng cho tất cả quốc gia và phân phối chúng đến những nhóm dân số có nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, Mỹ cho biết sẽ không tham gia sáng kiến toàn cầu này.

Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 lần lượt là 48.632 và 1.218 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là hơn 4,00 triệu và 123.899 người. Trong đó tổng số ca phục hồi là hơn 3,21 triệu, tỉ lệ phục hồi đạt 80,2%.

Số ca nhiễm mới hàng ngày tại nước này vẫn đang ở mức cao.

Ấn Độ hiện đứng thứ ba thế giới và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 3,84 triệu ca nhiễm và 67.486 ca tử vong, tăng lần lượt 82.860 và 1.026 so với ngày hôm trước. Tỉ lệ phục hồi đạt 77,0% với tổng 2,96 triệu người đã khỏi bệnh.

Theo thống kê, số ca nhiễm mới hàng ngày của Ấn Độ đang tăng mạnh, và xác lập kỉ lục mới trong 24 giờ qua. Ấn Độ đã vượt Mexico trở thành nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao thứ 3 trên thế giới chỉ xếp sau Mỹ, Brazil.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, ghi nhận thêm 4.952 ca mắc và 115 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là hơn 1,00 triệu trường hợp, trong đó 17.414 trường hợp tử vong, và 821.169 người hồi phục (đạt 82,1%). Số ca nhiễm mới trong ngày của Nga đang chững lại ở mức 5.000 ca.

Các chuyên gia cho rằng số ca nhiễm thực tế có thể cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo.

Peru là nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 5 thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 663.437 ca, trong đó có 29.259 ca tử vong, và 480.177 người hồi phục (72,3%).

Số ca nhiễm mới COVID-19 hàng ngày tại nước này đang có xu hướng tăng cao.

Colombia đã vượt Nam Phi trở thành nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 6 thế giới. Cụ thể, tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này là 633.339 ca, trong đó, tổng số ca tử vong là 20.348 số ca bình phục là 479,568 (75,7%).

Theo thống kê, số ca nhiễm mới ghi nhận mỗi ngày tại nước này có xu hướng giảm sau khi đạt kỉ lục hôm 19/8 với 13.056 ca.

Mexico là nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 8 thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 606.036 ca, trong đó có 65.241 ca tử vong - cao thứ 4 thế giới, và 421.373 người hồi phục (69,5%).

Số ca nhiễm mới COVID-19 hàng ngày tại nước này đang có xu hướng giảm.

Trung Quốc thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 8 ca nhiễm mới và không có thêm ca tử vong nào do COVID-19. Hiện Trung Quốc có tổng cộng 85.066 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong và 80.234 (94,3%) bệnh nhân được chữa khỏi.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 8 ca nhiễm mới (đều là ca ngoại nhập). Như vậy nước này trong 17 ngày qua đều không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Đơn vị phụ trách tài chính vắc xin Sputnik V đang đàm phán với các đối tác Trung Quốc để có thể bắt đầu sản xuất vắc xin này vào tháng 11, the Global Times.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thừa nhận chính phủ nước này có nhiều thiếu sót trong nỗ lực phòng chống COVID-19, đặc biệt là đợt bùng phát dịch tại những khu kí túc xá cho lao động nhập cư. Ông hối hận vì đã không ban hành lệnh bắt buộc đeo khẩu trang sớm hơn, và thực hiện cách li toàn bộ công dân từ nước ngoài về, mà chỉ áp dụng với những người về từ một số quốc gia nhất định, theo SCMP.

Singapore hiện là vùng dịch lớn thứ ba châu Á với 56.860 người nhiễm, trong đó 27 người tử vong. Số ca nhiễm COVID-19 tại quốc đảo từng tăng mạnh do cụm dịch tại các kí túc xá cho người lao động nhập cư, nhưng gần đây con số đang giảm dần..

Trước cuộc suy thoái kinh tế sâu chưa từng thấy tại Singapore, chính phủ nước này quyết định mở cửa lại biên giới từ tháng này với một số nước cụ thể, bao gồm New Zealand, Brunei nhằm kích thích nền kinh tế vốn phụ thuộc và du lịch và thương mại.

Như Ý

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.