|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 25/9: Số ca nhiễm mới tại thủ đô Nga tăng trở lại

07:40 | 25/09/2020
Chia sẻ
Tính đến 7h sáng nay 25/9, thế giới đã vượt mốc 32 triệu ca nhiễm COVID-19. Số ca nhiễm mới tại thủ đô Nga tăng trở lại. Việt Nam có thể ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ.

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Theo cập nhật từ Bộ Y tế, sáng nay (25/9) không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy, đã 23 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới ở cộng đồng. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo sắp tới, nước ta có thể ghi nhận các trường hợp mắc mới từ các ổ dịch cũ hoặc lây nhiễm từ trường hợp nhập cảnh. Tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam là 1.069 trường hợp.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li) là 21.842.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 25/9: Số ca nhiễm mới tại thủ đô Nga tăng trở lại - Ảnh 1.

Hình minh họa. (Ảnh: Suckhoedoisong).

Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 991/1.069 ca mắc.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 4 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 14 ca, số ca âm tính lần 3 là 12 ca.Hiện không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng. Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 35 ca.

Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới

Theo cập nhật từ trang Worldometers, tính đến 7h sáng nay 25/9, toàn thế giới có tổng cộng hơn 32,39 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 987.066 người tử vong và 23,90 triệu bệnh nhân phục hồi (đạt 73,7%).

Đến nay, 215 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có hai tàu du lịch) trên toàn cầu xác nhận trường hợp mắc COVID-19.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã ghi nhận hơn 7,18 triệu ca nhiễm COVID-19, chiếm 22,18% số ca nhiễm toàn cầu, sau khi ghi nhận thêm 40.047 ca trong 24 giờ qua. Đồng thời, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 817 ca, nâng tổng số lên 207.413. Tổng số người phục hồi là hơn 4,42 triệu người (tỉ lệ phục hồi đạt 61,5%).

Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Mỹ có giảm trong gần hai tháng qua nhưng vẫn đang ở mức cao.

Các điểm nóng về COVID-19 ở Mỹ vẫn báo cáo số ca nhiễm mới cao, với 1.684  ca ở California, 3.787 ca ở Texas, và 2.541 ca ở Florida, Georgia ghi nhận thêm 1.368 ca, Illinois 2.257 ca.

Mỹ chỉ chiếm 4% dân số toàn cầu, nhưng số ca tử vong vì đại dịch chiếm tới 21%, biến quốc gia này trở thành vùng dịch chết chóc nhất thế giới.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 ngày 25/9: Số ca nhiễm mới tại thủ đô Nga tăng trở lại - Ảnh 2.

Romelia Navarro (phải) khóc khi chứng kiến chồng sắp qua đời vì COVID-19 tại Trung tâm Y tế St. Jude ở Fullerton, bang California hôm 31/7. (Ảnh: AP).

Ấn Độ là nước đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 5,81 triệu ca nhiễm và 92.317 ca tử vong, tăng lần lượt 85.919 và 1.144 so với ngày hôm trước. Tỉ lệ phục hồi đạt 81,7% với tổng 4,75 triệu người đã khỏi bệnh.

Ấn Độ tiếp tục chứng kiến số bệnh nhân COVID-19 mới mỗi ngày ở mức cao chưa từng thấy từ đầu mùa dịch. Số ca nhiễm mới và tử vong trong một ngày qua của nước này cao nhất thế giới. Ấn Độ hiện xếp thứ 3 về tổng số người tử vong vì COVID-19, chỉ thấp hơn Mỹ, Brazil.

Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 lần lượt là 32.129 và 818 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là hơn 4,65 triệu và 139.883 người. Trong đó tổng số ca phục hồi là hơn 4,02 triệu, tỉ lệ phục hồi đạt 86,4%.

Số ca nhiễm mới báo cáo mỗi ngày tại nước này có nhiều biến động, nhưng nhìn chung vẫn đang ở mức cao.

Theo Reuters, giới chuyên gia Brazil nhận định rằng các mô hình cho thấy nước này đã qua đỉnh dịch, nhưng cảnh báo tình hình có thể đột ngột xấu đi nếu chính quyền địa phương nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch quá sớm.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, ghi nhận thêm 6.595 ca mắc và 149 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là hơn 1,12 triệu trường hợp, trong đó 19.948  trường hợp tử vong, và 929.829 người hồi phục (đạt 83,0%). Số ca nhiễm mới tại Nga có tăng nhẹ và đang dao động ở mức 6000 ca/ngày.

Trong những tháng vừa qua, số ca nhiễm mới tại thủ đô Moskva duy trì ở mức ổn định là 700 ca/ngày, song con số này đã bắt đầu tăng trở lại từ ngày 15/9, theo TTXVN.

Peru là nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 6 thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 782.695 ca, trong đó có 31.870 ca tử vong, và 636.489 người hồi phục (81,3%).

Nước này vẫn đang phải đối đầu với sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2, mặc dù số ca nhiễm mới gần đây có giảm nhẹ.

Mexico là vùng dịch lớn thứ 7 thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 710.049 ca, trong đó có 74.949 ca tử vong - cao thứ tư thế giới, và 510.237 người hồi phục (71,8%).

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 7 ca nhiễm mới (đều là ca ngoại nhập), và không có thêm ca tử vong nào do COVID-19. Như vậy nước này đã 39 ngày không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.

Hiện Trung Quốc có tổng cộng 85.314 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong và 80.513 (94,3%) bệnh nhân được chữa khỏi. Đại dịch đã được kiểm soát ở hầu khắp Trung Quốc.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo nước này ghi nhận 125 ca mắc mới, trong đó có 109 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 23.341 ca, trong đó có 393 trường hợp tử vong và 20.832 người đã hồi phục (89,2%).

Đây là ngày thứ hai liên tiếp, Hàn Quốc có thêm số ca nhiễm hàng ngày trên 100 ca, sau 3 ngày chỉ tăng ở mức hai con số, các trường hợp nhiễm COVID-19 lẻ tẻ xuất hiện khiến giới chức nước này thêm căng thẳng khi các dịp nghỉ lễ lớn sắp tới, theo Yonhap.

Tỉ lệ các trường hợp không rõ nguồn lây chiếm 24,7% tổng số ca được ghi nhận trong 2 tuần qua. Các ca nhiễm mới chủ yếu được báo cáo ở thủ đô Seoul và các vùng lân cận.

Như Ý

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.