|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung buộc Singapore tìm đến nguồn hạt dầu từ Nam Mỹ

15:11 | 21/05/2018
Chia sẻ
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang khiến các tập đoàn nông nghiệp của Singapore như Olam International and Wilmar International chuyển sang nhập khẩu các loại hạt dầu từ Nam Mỹ để tránh thuế cao.
cang thang thuong mai my trung buoc singapore tim den nguon hat dau tu nam my Mỹ khủng hoảng xuất khẩu đậu nành vì Trung Quốc tìm đến nguồn cung Brazil
cang thang thuong mai my trung buoc singapore tim den nguon hat dau tu nam my Brazil sắp vượt Mỹ để trở thành nước sản xuất đậu nành lớn nhất thế giới

Công ty giao dịch hàng hóa Olam International cho biết các nhà máy chế biến đậu nành Trung Quốc sẽ nhập khẩu nguyên liệu từ Brazil sau khi Trung Quốc đe dọa đánh thuế 25% lên mặt hàng này để trả đũa Mỹ.

cang thang thuong mai my trung buoc singapore tim den nguon hat dau tu nam my
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters.

Tương tự, Wilmar International – nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới và chế biến hạt dầu Trung Quốc, cho biết đã bắt đầu nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia Nam Mỹ, trong đó có Brazil và Argentina.

Sản lượng tại các nước này đi lên để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong trường hợp thuế nhập khẩu có hiệu lực, ông Ho Kiam Kong – Giám đốc tài chính của Wilmar International cho biết vào ngày 10/5.

Wilmar International cũng sẽ tìm các nguồn hạt dầu thay thế như hạt cải dầu (canola) cũng như các nguyên liệu thay thế đậu nành. Ngoài Nam Mỹ, Australia dự kiến cũng sẽ hưởng lợi từ sự chuyển hướng trong dòng chảy thương mại này khi các doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến các sản phẩm nông nghiệp ở nhiều nơi bên ngoài nước Mỹ.

“Brazil có sản lượng đậu nành cao trong mùa vụ trước. Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ diễn ra sau giai đoạn tháng 7 – 8”, ông Sunny Verghese – Giám đốc điều hành Olam International nói với báo giới vào ngày 21/5.

Nếu cuộc chiến thuế quan không hạ nhiệt trước tháng 8, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu thêm dầu cọ như một nguồn thay thế cho dầu đậu nành, ông Verghese cho biết. Malaysia và Indonesia dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 6,7 triệu tấn dầu cọ so với cùng kỳ năm trước nhờ điều kiện canh tác thuận lợi. Theo ông Verghese, điều này sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc.

Việc Olam International đa dạng hóa nguồn cung sẽ giúp làm dịu cú sốc tăng giá, “nhưng nó sẽ tác động đến một số hoạt động kinh doanh của chúng tôi”, ông Verghese nói và cho biết thêm, giá dầu cọ thô sẽ tăng lên trong khoảng 2.250 – 2.500 ringgit/tấn (12.895.000 – 14.327.000 đồng/tấn) vào nửa cuối năm nay.

Trong khi đó, Wilmar International cũng dự báo thị trường dầu đậu nành và các loại dầu ăn khác sẽ biến động trong 2 – 3 quý tới. “Dù mảng chế biến hạt dầu của chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, cuộc chiến dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng các nhà máy ép hạt dầu của chúng tôi”, ông Kuok Khoon Hong – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Wilmar International ngày 17/5 cho biết.

cang thang thuong mai my trung buoc singapore tim den nguon hat dau tu nam my Trung Quốc sẽ tăng diện tích đậu nành trước khả năng mặt hàng này bị áp thuế

Trung Quốc dự kiến giảm diện tích trồng lúa và bông trong năm 2018, đồng thời tăng trồng đậu nành và các loại ngũ cốc ...

Trường Giang