Cảm giác phấn khích khi săn hàng nhái: Hiện tượng lạ trong tâm lí người tiêu dùng
Tiến sĩ Xuemei Bian, một nhà nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Đại học Kent (Anh) cùng nhiều nhà khoa học của ba trường đại học khác, tiến hành một nghiên cứu sâu để tìm hiểu lí do khiến nhu cầu với hàng nhái tăng theo thời gian, theo Tạp chí Nghiên cứu Kinh doanh (Journal of Business Research) tại Mỹ.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy cảm giác "phấn khích khi săn hàng nhái" và "trở thành một phần của một cộng đồng bí mật" là động cơ chủ yếu khiến nhiều người mua hàng nhái. Họ cũng nhận thấy, sau khi mua hàng nhái, con người trải qua hàng loạt trạng thái tâm lí tích cực lẫn tiêu cực, bao gồm cảm giác xấu hổ lẫn hân hoan.
Những đồng hồ nhái trong một chợ ở Anh. Ảnh: watchpro.com
Bian và các cộng sự chọn thị trường Trung Quốc là nơi để nghiên cứu, vì Trung Quốc vừa là quốc gia sản xuất hàng giả lớn nhất hành tinh, vừa là nơi tiêu thụ hàng giả lớn nhất. Họ tìm ra 3 yếu tố liên quan tới tiêu thụ hàng nhái. Thứ nh
Mọi đối tượng trả lời câu hỏi của nhóm nghiên cứu đều thừa nhận họ khao khát sở hữu hàng hiệu. Khao khát ấy xuất phát từ nhu cầu khẳng định bản thân trong xã hội - một xu hướng tâm lí phổ biến trong những nền kinh tế phát triển nhanh.
Mặc dù một số người tham gia khảo sát ý thức rõ mối nguy hại của hàng giả đối với thương hiệu bị sao chép, nhiều người khác tỏ ra không quan tâm. Thậm chí một số người còn nói hoạt động sản xuất hàng giả, hàng nhái có lợi cho những thương hiệu bị sao chép, bởi nó góp phần quảng bá hình ảnh các thương hiệu.
"Chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng đưa ra nhiều lí do để biện minh cho hành động mua hàng nhái. Lí do phổ biến nhất là họ không phải chịu trách nhiệm cá nhân cho sự hoành hành của hàng giả, hàng nhái, bởi nó vượt quá tầm kiểm soát của họ", nhóm nghiên cứu nói.