|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Các công ty ‘Shark’ Vương làm lãnh đạo kinh doanh ra sao?

22:32 | 07/12/2017
Chia sẻ
Ngoài CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam và CTCP Đầu tư BVG đang lỗ nặng, CTCP SAM Holdings nơi “Shark” Vương đang làm Tổng giám đốc cũng báo lỗ ròng trong quý III vừa qua.
cac cong ty shark vuong lam lanh dao kinh doanh ra sao 'Cá mập' trong Shark Tank thích 'xơi' doanh nhân cá tính
cac cong ty shark vuong lam lanh dao kinh doanh ra sao Số phận những hợp đồng tiền tỷ trong Shark Tank sau khi lên sóng

Xuất hiện trong chương trình “Thương vụ Bạc tỷ - Shark Tank Việt Nam”, ông Trần Anh Vương là một trong 4 "Shark" tham gia đầu tư cho các Startup.

Thực tế, ông Vương đang là lãnh đạo cấp cao tại rất nhiều doanh nghiệp khác nhau như Chủ tịch HĐQT tại CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (TH1); CTCP Đầu tư BVG (BVG); Thành viên HĐQT tại CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP), CTCP Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường (SMT) và Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN); ngoài ra ông Vương được biết đến nhiều nhất trong vài trò là Tổng giám đốc tại CTCP SAM Holdings.

Nhiều công ty đang lỗ nặng

Hiện tại, trong số các công ty “Shark” Vương làm lãnh đạo, 2 doanh nghiệp mà ông Vương đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT đang thua lỗ.

Tại CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (TH1), ông Trần Anh Vương được bầu vào vị trí Chủ tịch từ tháng 4/2016. Trong giai đoạn này, TH1 đang gặp rất nhiều khó khăn và liên tục lỗ ròng hàng trăm tỷ.

cac cong ty shark vuong lam lanh dao kinh doanh ra sao

Kết quả kinh doanh của TH1 bắt đầu xấu đi từ năm 2015 khi cả doanh thu và lợi nhuận “lao dốc”.

Hai năm liên tiếp 2015-2016, TH1 báo lỗ ròng hơn 130 tỷ đồng mỗi năm. Thậm chí, doanh thu của TH1 cũng tụt một mạch từ gần 1.500 tỷ đồng vào năm 2014 xuống vỏn vẹn 307 tỷ vào năm 2016. 9 tháng vừa qua, TH1 chỉ thu về 128 tỷ doanh thu thuần, giảm 53% so với cùng kỳ và báo lỗ ròng hơn 5 tỷ đồng. Nâng lỗ lũy kế của công ty lên tới 140 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ.

Tình hình tài chính của TH1 còn xấu hơn khi 72% nguồn vốn hiện có của công ty là tiền đi vay và nợ thuê tài chính, lên tới 681 tỷ đồng, trong đó, hơn 642 tỷ đồng là nợ vay tài chính ngắn hạn.

Hệ số thanh toán ngắn hạn (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) của TH1 cũng đã xuống dưới mức an toàn. Đặc biệt, khoản nợ phải trả của TH1 đã gấp hơn 20 lần vốn chủ sở hữu.

Tình trạng tương tự đang diễn ra tại BVG, nơi “Shark” Vương là Chủ tịch. BVG tiền thân là Công ty Thép Bắc Việt. BVG thậm chí đã có lịch sử thua lỗ từ năm 2012 đến nay, với số lỗ lũy kế hàng chục tỷ đồng.

cac cong ty shark vuong lam lanh dao kinh doanh ra sao

Theo BCTC mới nhất của BVG, năm 2016, quy mô kinh doanh của BVG đã thu hẹp hơn 30% chỉ trong năm qua khi tổng tài sản công ty đã giảm xuống còn hơn 280 tỷ từ mức 414 tỷ đồng trước đó. Năm 2016, năm mà công ty cho biết đã hoàn tất quá trình tái cơ cấu sang lĩnh vực sản xuất mới thì BVG vẫn lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên hơn 56 tỷ đồng.

Việc liên tiếp thua lỗ đã khiến vốn đầu tư của chủ sở hữu hơn 97,5 tỷ đồng liên tục bị bào mòn, đến cuối năm 2016 chỉ còn lại 65 tỷ.

Hiện tại, nợ phải trả của BVG đã gấp 2 lần vốn chủ sở hữu và hệ số thanh toán ngắn hạn cũng đã xuống dưới mức hệ số 1.

Ngoài ra, CTCP SAM Holdings nơi tên tuổi “Shark” Vương được biết tới nhiều nhất cũng vừa báo lỗ ròng trong quý III.

Cụ thể, ông Vương được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của SAM từ tháng 5/2016, ngay trong quý III năm đó, SAM lỗ ròng 27 tỷ đồng. Nhờ kết quả kinh doanh tốt trong các quý khác mà năm 2016 SAM thoát lỗ và báo lãi ròng 24 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với năm trước.

cac cong ty shark vuong lam lanh dao kinh doanh ra sao

Trong quý III vừa qua, SAM ghi nhận 577 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 81% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, công ty lại báo lỗ ròng 3,6 tỷ đồng, nguyên nhân do trong kỳ SAM đã phải chi quá nhiều tiền cho chi phí tài chính.

Cụ thể, 3 tháng quý III, SAM thu về 69 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính nhưng phải trả tới 123 tỷ đồng chi phí, trong đó hơn 29 tỷ đồng là để trả lãi vay, đây chính là nguyên nhân khiến kết quả lợi nhuận cuối cùng của SAM tụt xuống số âm. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm SAM vẫn báo lãi dương 49 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm 2015 do kết quả kinh doanh tốt của 2 quý đầu năm.

Tính đến hết ngày 30/9, SAM Holdings đang có tổng cộng 1.254 tỷ đồng tiền vay và nợ thuê tài chính, tương đương 31% tổng tài sản.

Nhiều cổ phiếu rẻ như trà đá, mớ rau

Không chỉ kết quả kinh doanh nhiều công ty “Shark” Vương làm lãnh đạo gặp khó khăn, trên sàn chứng khoán cổ phiếu các công ty này cũng đang rất “hẩm hiu”.

Đang trong tình trạng xấu nhất là TH1 khi bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt khi lợi nhuận sau thuế năm 2015-2016 trên BCTC kiểm toán là số âm.

cac cong ty shark vuong lam lanh dao kinh doanh ra sao

Hiện tại, thị giá của TH1 chỉ là 5.900 đồng/cổ phiếu, thậm chí cũng không mấy nhà đầu tư hứng thú với TH1, thanh khoản thuộc nhóm cực kỳ thấp của thị trường. Tính từ cuối tháng 10, mới chỉ có vỏn vẹn 110 cổ phiếu TH1 được giao dịch mua, bán thị trường. So với đầu năm, thị giá TH1 đã giảm gần một nửa từ mức hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Tìm hiểu kỹ hơn, từng có thời điểm cổ phiếu TH1 được giao dịch với thị giá 60.000-70.000 đồng/cổ phiếu trước khi “ảm đạm” như hiện nay.

Trong khi đó, thị giá BVG hiện cũng chỉ ở mức 1.300 đồng/cổ phiếu, thuộc nhóm thấp nhất sàn chứng khoán. Thanh khoản BVG cũng không khá hơn TH1 khi nhiều phiên không có bất kỳ cổ phiếu nào được giao dịch. Thị giá BVG đã xuống dưới 2.000 đồng từ đầu năm 2016 khi tình hình kinh doanh của BVG khó khăn. Trước đó, BVG cũng từng được giao dịch quanh mức 20.000 đồng/cổ phiếu.

Thị giá cổ phiếu SAM đang được giao dịch trên dưới 8.000 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu DVN ở mức 22.500 đồng; cổ phiếu Nhựa Đồng Nai có giá 21.500 đồng và cổ phiếu SMT giao dịch quanh mức 21.800 đồng.

Quang Thắng