'Doanh nhân nên cố gắng hết sức, nhưng đừng nghĩ tới kết quả
Không theo dòng chảy thời đại, tập đoàn lớn cũng có thể phá sản
Phạm Thế Chinh, giám đốc công ty sản xuất và thương mại Phúc Lâm, nhận định rằng khi mọi người chống lại bất cứ điều gì trong cuộc sống hoặc kinh doanh, họ có thể cảm thấy nó ở cả dạng thể chất lẫn tinh thần.
"Họ trở nên thờ ơ. Họ cảm thấy gò bó. Họ cảm thấy đau đớn. Dường như không thứ gì “đúng”', anh Chinh mô tả. Theo anh, khi họ học cách vận hành trong dòng chảy của vũ trụ, họ nhất định sẽ thành công hơn.
Anh Chinh thừa nhận đây là điều rất khó để thực hiện, bởi vì trong chừng mực nào đó, mọi người cần học cách “buông bỏ” và cho phép sự việc tồi tệ diễn ra, thay vì dẫn đến kết quả mà họ ao ước
Vị giám đốc lấy ví dụ Kodak, công ty dẫn đầu ngành máy ảnh và phim trong 100 năm. Kodak phá sản vào năm 2012 không phải vì thiếu công nghệ ảnh kỹ thuật số, mà vì không thể "đi theo dòng chảy".
Tập đoàn Kodak phải nộp đơn xin phá sản vì không thích nghi với sự thay đổi của thời đại. Ảnh: CNBC |
Mặc dù Kodak tạo ra công nghệ ảnh kỹ thuật số và là một trong những trang chia sẻ ảnh trực tuyến đầu tiên, nhưng họ làm vậy chỉ để bán thêm phim và in ảnh
"Vì Kodak thống trị thị trường ảnh in, họ không thể hình dung ra một tương lai xa hơn công nghệ ảnh in.Trong khi đó, đối thủ cách xa họ là Fuji đã giành thị phần bằng cách nỗ lực khám phá những cơ hội mới, chuyển hướng sang phim ảnh, băng video và máy photo", Chinh nhận định.
Doanh nhân nên cố gắng hết sức, nhưng đừng nghĩ tới kết quả
Đặng Bá Đoan, giám đốc công ty may xuất khẩu Việt Anh, nhận định rằng giống như thuyền trưởng của một con tàu, các cá nhân không thể kiểm soát mọi thứ, giống như thủy triều và gió. Được gắn liền với một kết quả là sống trong một tương lai có điều kiện. Đó là tóm chặt, quặp và chộp một kết quả có thể không bao giờ tới.
"Các chuyên gia bán hàng giàu kinh nghiệm luôn hiểu rằng để chốt nhiều thương vụ hơn, họ phải không nghĩ tới kết quả. Nói cách khác, họ thực hiện nhiệm vụ của họ một cách nhất quán và để kết quả tự lo cho nó" anh Đoan nhận xét.
Muốn thành công phải luôn sáng tạo
Mọi người đều có khả năng sáng tạo - từ ý tưởng, các mối quan hệ, doanh nghiệp, sách, video tới phim. Tuy nhiên, nhiều người bị mắc kẹt bởi tình trạng thụ động.
Sống thụ động và làm việc yêu cầu của người khác là việc rất dễ dàng, nhưng nó không tạo ra thời gian hoặc không gian để tạo ra những thứ mỗi người thực sự muốn.
Con người được sinh ra để sáng tạo. Và khi họ làm, điều đó, họ kết nối ở mức độ sâu sắc hơn nhiều với bản chất tự nhiên của họ. Sáng tạo là công cụ mỗi người tạo ra sự khác biệt trên thế giới.
Khả năng sáng tạo của Steve Jobs là một trong những lý do khiến Apple lọt vào nhóm 5 doanh ngiệp có giá trị lớn nhất thế giới. Ảnh: AP |
Anh Đoan nói Apple khác biệt họ với các công ty sản xuất máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động khác bởi văn hóa của nó tạo ra. Apple không chỉ đơn thuần làm và cải tiến sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hơn thế nữa, họ tạo ra trải nghiệm lý tưởng cho khách hàng từ ban đầu và sau đó xây dựng lượng khách hàng trung thành từ những người tiêu dùng trung thành xung quanh họ.
Kế hoạch là công cụ giao tiếp, không phải thứ ta cần hoàn thành
Huỳnh Thu Nhạn, giám đốc công ty quảng cáo và in ấn Minh Quỳnh, nhận định trong kinh doanh, ý định thường được gọi tên là một kế hoạch hoặc một chiến lược. Nó được thiết kế để giao tiếp với các nhà đầu tư, các bên liên quan và nhân viên những thứ họ có thể mong đợi trong quý, năm, ba năm tới và hơn thế nữa.
"Hoàn thành trọn vẹn mọi mục tiêu không phải điều quan trọng. Điều quan trọng hơn là có mục tiêu", chị Nhạn nói.
Theo Nhạn, có ý định là về trong xe với một ý tưởng về một điểm đến cụ thể. Cách tốt nhất để đến đó có thể không rõ ràng. Thời gian di chuyển có thể phụ thuộc vào nhiều biến số, nhưng yếu tố quan trọng là mục tiêu. Mục tiêu là có một tầm nhìn và theo đuổi nó.
Xem thêm |