Bộ NN&PTNT hạ mục tiêu tăng trưởng ngành giai đoạn 2016 - 2020
Bộ NN&PTNT ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu gạo quốc gia | |
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Mùa vụ năm nay không sợ thừa vải, nhãn | |
Xuất khẩu nông, thủy sản: Nông nghiệp ngóng Công Thương? |
Theo Báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) xin điều chỉnh tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 từ mức 3 - 3,5%/năm xuống còn khoảng 2,6 - 3%/năm.
Bộ NN&PTNT hạ mục tiêu tăng trưởng ngành giai đoạn 2016 - 2020 |
Lý do được Bộ này đưa ra là khó khăn về kinh tế trong nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và tăng trưởng ngành. Bộ cũng cho biết thêm yếu tố nội tại kém như nền sản xuất nhỏ, trình độ thấp, khả năng cạnh tranh thấp cũng lực cản đối với mục tiêu tăng trưởng ngành. Cạnh trạnh quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới ngày càng gay gắt nên tăng trưởng ngành chưa thật vững chắc và còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
Mặc dù, toàn ngành đã tích cực triển khai chủ trương tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhưng kết quả tăng trưởng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đề ra.
Giai đoạn 2013 - 2017, GDP ngành tăng bình quân 2,78%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 157,07 tỷ USD, bình quân tăng 6,99%/năm. Riêng năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD tăng 13% so với năm 2016. Mặt khác, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành tăng từ 57% năm 2010 lên khoảng 70% hiện nay.
Bộ NN&PTNT cho biết thời gian tới phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành năm 2018 là 3,05%. Ngoài ra, toàn ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trong Phương án/Kế hoạch tăng trưởng của ngành năm 2018 nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước năm 2018 đạt 6,5 - 6,7%. Bộ tiếp tục chỉ đạo, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh triển khai kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020.