|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bộ GTVT muốn ACV tiếp tục khai thác các khu bay sau cổ phần hóa

07:00 | 20/10/2017
Chia sẻ
Nếu như Nhà nước vừa phải đầu tư nâng cấp khu bay tại các cảng hiện hữu lại phải đầu tư mới khu bay Cảng sân bay Long Thành sẽ gây áp lực lớn lên ngân sách (chi phí ước tính cần thiết để đầu tư dự án sân bay Long Thành khoảng 1,3 tỷ USD).
bo gtvt trinh phuong an giao acv tiep tuc van hanh khai thac cac khu bay sau co phan hoa
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang được ACV khai thác vận hành

Năm 2016, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Mã: ACV) hoàn thành tiến trình cổ phần hóa, bài toán được đặt ra là tìm phương án khai thác vận hành tài sản khu bay phải đảm bảo nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp sân bay trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp.

Phương án khai thác tài sản khu bay đồng thời cũng cần xem xét một cách tổng thể và phải tính đến khả năng tích lũy vốn phục vụ đầu tư của Nhà nước cho khu bay của Cảng hàng không Quốc tế Long Thành trong tương lai.

Trường hợp Nhà nước vừa phải đầu tư nâng cấp khu bay tại các cảng hiện hữu lại phải đầu tư mới khu bay Cảng sân bay Long Thành sẽ gây áp lực lớn lên ngân sách (chi phí ước tính cần thiết để đầu tư dự án sân bay Long Thành khoảng 1,3 tỷ USD).

Trước khi cổ phần hóa, ACV thực hiện đầu tư hầu hết các tài sản khu bay bằng nguồn thu từ các hoạt động khác của ACV (hơn 77% nguồn vốn đầu tư cho khu bay là vốn của AVC) do hoạt động khai thác khu bay chưa thể bù đắp chi phí hoạt động.

Do vậy, để đảm bảo hoạt động liên tục, ổn định tuyệt đối hoạt động bay, ACV đề xuất 4 phương án.

Phương án I, Nhà nước cho ACV thuê tài sản để khai thác, vận hành khu bay trên cơ sở áp dụng Nghị định của Chính phủ về khai thác cảng hàng không, sân bay. (Phương án thuê vận hành tài sản)

bo gtvt trinh phuong an giao acv tiep tuc van hanh khai thac cac khu bay sau co phan hoa
Phương án thuê lại tài sản của ACV (Nguồn: Bộ GTVT)

Thời gian thuê dự kiến là 30 năm kể từ ngày ký biên bản giao tài sản và hợp đồng thuê và được phép đáo hạn.

Phương án II, Nhà nước tăng vốn điều lệ ACV thông qua góp vốn bằng tài sản khu bay (phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu). Đây là phương án ACV phát hành cổ phần cho tất cả các cổ đông hiện hữu để vốn điều lệ và Nhà nước sẽ tiến hành góp vốn điều lệ bằng tài sản khu bay (trước đây tách ra khỏi ACV, không thực hiện cổ phần hóa).

Phương án III, Nhà nước giao ACV quản lý, khai thác đầu tư, sửa chữa tài sản khu bay. Nhà nước giao ACV quản lý, khai thác, đầu tư, sửa chữa tài sản khu bay thông qua hợp đồng quản lý. Hiện nay, ACV là doanh nghiệp duy nhất khai thác 21 cảng hàng không, sân bay trên cả nước.

Tài sản giao quản lý giống với phương án I. Thời gian giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng khu bay dự kiến là 30 năm kể từ ngày ký biên bản bàn giao tài sản.

Phương án IV, hợp đồng Kinh doanh – Quản lý. Nhà nước sẽ thuê ACV quản lý, khai thác khối tài sản của Nhà nước, tạo ra doanh thu/lợi nhuận cho Nhà nước dưới hình thức hợp tác công tư trên cơ sở hợp đồng O&M (kinh doanh & quản lý). Một phần lợi nhuận doanh thu sẽ được chi trả lại cho ACV trên cơ sở doanh thu phát sinh từ khối tài sản được vận hành và năng lực của đơn vị vận hành tài sản, thể hiện qua kết quả kinh doanh thực tế. Thời hạn thuê được đề xuất không vượt quá 30 năm.

Qua phân tích 4 phương án, Bộ Giao thông vận tải cho rằng phương án III “Nhà nước giao ACV quản lý, khai thác, đầu tư, sửa chữa tài sản khu bay” là ưu điểm hơn cả, do phù hợp với chỉ đạo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, không tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và không phải thực hiện đánh giá lại tài sản khu bay cũng như làm tăng quy mô vốn điều lệ ACV.

Ngoài ra, Bộ GTVT cho rằng phương án này đảm bảo hoạt động khai thác khu bay giống như trước cổ phần hóa, ACV chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, đầu tư… và đảm bảo khu bay luôn được sở hữu bởi Nhà nước và Bộ GTVT quản lý, phê duyệt các danh mục đầu tư, sửa chữa.

Kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp mở rộng tài sản các khu bay giai đoạn 2017 - 2021 được ACV xây dựng với tổng mức đầu tư 17.150 tỷ đồng.

Trong đó, Tổng nhu cầu vốn đầu tư sửa chữa dự kiến giải ngân trong giai đoạn hiện nay là 11.075 tỷ đồng (bao gồm vốn đầu tư, mở rộng 7.748 tỷ đồng, nhu cầu sửa chữa lớn 3.327 tỷ đồng). Các dự án mà ACV xác định cần nâng cấp mở rộng giai đoạn này bao gồm:

bo gtvt trinh phuong an giao acv tiep tuc van hanh khai thac cac khu bay sau co phan hoa
Tổng mức đầu tư các Cảng hàng không của ACV

Tuy nhiên, với kế hoạch tài chính được đưa ra, nguồn thu từ hoạt động khu bay mới chỉ đáp ứng được chi phí hoạt động và chi phí sửa chữa (sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên) và một phần nhỏ chi phí đầu tư.

bo gtvt trinh phuong an giao acv tiep tuc van hanh khai thac cac khu bay sau co phan hoa
Kế hoạch tài chính giai đoạn 2017 - 2021 của ACV
bo gtvt trinh phuong an giao acv tiep tuc van hanh khai thac cac khu bay sau co phan hoa LNST của ACV 'bốc hơi' 382 tỷ đồng chủ yếu do điều chỉnh bút toán

Sự thay đổi kết quả của ACV chủ yếu do đơn vị kiểm toán cập nhật các bút toán điều chỉnh liên quan đến doanh ...

Bạch Mộc