|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bỏ cảng Quy Nhơn ra ngoài là sai lầm chiến lược

10:21 | 29/09/2018
Chia sẻ
Cựu Bí thư tỉnh Bình Định Tô Tử Thanh là người đã có nhiều phát ngôn trên báo chí, quyết liệt chỉ ra các sai phạm tại cảng Quy Nhơn.
bo cang quy nhon ra ngoai la sai lam chien luoc
Trụ sở Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn.

Năm 2016, ông Thanh có đơn kiến nghị gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương để làm rõ vấn đề cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn. Lần trao đổi mới đây với chúng tôi, ông Tô Tử Thanh cho biết, trước đây, khi chưa cổ phần hóa, hàng hóa thông qua cảng Quy Nhơn đã đạt mức gần 7 triệu tấn/năm (hơn cả cảng Đà Nẵng); nhiều hàng hóa như nông sản, thực phẩm… từ Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, hạ Lào kể cả Thái Lan đều qua cảng để đi các tỉnh trong cả nước và nhiều nơi trên thế giới.

Lúc đó, cảng cũng có nhiều ưu thế, chính sách để thúc đẩy kinh tế tại khu vực các cửa khẩu ở Tây Nguyên; đảm bảo an sinh xã hội, đảm nhiệm việc xếp dỡ một số mặt hàng thông qua cung ứng dịch vụ cảng biển với giá cước mang tính chất hỗ trợ, phù hợp với điều kiện khó khăn của tỉnh Bình Định, miền Trung, Tây Nguyên. Bây giờ, ưu thế của cảng Quy Nhơn cũng không mất đi, vẫn là một cảng biển mang tính chất chiến lược trọng điểm cả về kinh tế lẫn quốc phòng an ninh. Một cảng biển như vậy mà lại đem bán hết vốn của Nhà nước cho tư nhân là sai trái.

Liên quan đến việc phát triển cảng Quy Nhơn, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi ngắn với TS Trương Đình Hiển, chuyên gia vật lý hải dương, người được mệnh danh là “cha đẻ” của những cảng biển nước sâu miền Trung.

Ông Hiển nói thẳng: “Chúng ta bỏ cảng Quy Nhơn ra ngoài là một sai lầm chiến lược và đi đến sự bế tắc cho phát triển kinh tế biển của Việt Nam ở vùng trọng điểm kinh tế miền Trung”.

Theo ông Hiển, nói đến cảng Quy Nhơn thì không thể nói mình nó được vì đây là một trong những cảng biển nước sâu có vai trò chiến lược quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung; có ý nghĩa hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam, trong thế kỷ 21. Những cảng biển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như: Chân Mây, Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quất, Quy Nhơn (Nhơn Hội) là cụm cảng biển “xương sống” của miền Trung, là trục kinh tế biển cực kỳ quan trọng của cả nước.

“Cảng Quy Nhơn trấn thủ cửa ngõ về phía Tây của một vùng kinh tế đặc thù, quan trọng của Việt Nam là Tây Nguyên. Từ đây, có thể kết nối, liên kết với vùng tam giác kinh tế Việt-Miên-Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia… Thế nên, cảng Quy Nhơn còn có vai trò quốc tế về chiến lược hành lang kinh tế Đông Tây. Bây giờ, về phía địa phương, cần đẩy mạnh liên kết, phát huy các thế mạnh vốn có của cảng. Nhà nước và Chính phủ cần quan tâm hơn nữa, đầu tư phát triển cảng Quy Nhơn xứng tầm, thúc đẩy trục kinh tế biển miền Trung phát triển mạnh hơn…”, ông Hiển góp ý.

Từ tháng 9-2013 đến tháng 9-2015, Vinalines qua 3 lần chuyển nhượng cổ phiếu, toàn bộ 86,23% tỷ lệ vốn sở hữu cảng Quy Nhơn đã “lọt” vào tay Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản Hợp Thành. Mới đây, Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận chính thức chỉ ra các sai phạm trong vấn đề cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn.

Qua đó, xác định Bộ GTVT cho phép Vinalines chuyển nhượng cho Hợp Thành theo phương thức thỏa thuận trực tiếp trái thẩm quyền, vi phạm quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu bộ này phải chủ trì, chỉ đạo, thực hiện việc thu hồi 75,01% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn về sở hữu Nhà nước. Về phía tỉnh Bình Định, trước đó đã có kiến nghị Trung ương cho cơ chế về thẩm quyền, để địa phương này quản lý đối với cảng Quy Nhơn theo hướng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngọc Oai

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.