|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

'Báo động đỏ' đối với doanh nghiệp thuỷ điện

07:30 | 31/07/2019
Chia sẻ
Lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện thấp kỉ lục dẫn đến tổng sản lượng điện thương phẩm từ thuỷ điện giảm mạnh.

Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp thuỷ điện giảm sâu

Theo báo cáo tài chính (BCTC) quí II/2019 được các doanh nghiệp thuỷ điện công bố, hoạt động kinh doanh hầu hết doanh nghiệp lớn gặp bất lợi khi lưu lượng nước về các hồ thuỷ điện sụt giảm nghiêm trọng.

BCTC quí II/2019 của CTCP Thuỷ điện Miền Trung (Mã: CHP) – doanh nghiệp vận hành Nhà máy thủy điện A Lưới công suất 170MW tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, doanh thu quí II của CHP chỉ đạt 115 tỉ đồng, giảm 28% và lỗ ròng 2,6 tỉ đồng trong khi cùng công ty đạt đến 55,5 tỉ đồng lợi nhuận.

Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tình hình thuỷ văn tại khu vực miền Trung không thuận lợi, lưu lượng nước về hồ thấp nên tổng sản lượng điện thương phẩm chỉ đạt 53 triệu kWh (giảm 56%), doanh thu phát điện giảm hơn 56% (tương ứng 65,3 tỉ đồng) so với cùng năm 2018.

Thuỷ điện Miền Trung cho biết, nhờ chiến lược chào giá phù hợp của Nhà máy Thuỷ điện A Lưới nên doanh thu của Nhà máy thuỷ điện A Lưới đã không giảm sâu theo sản lượng. 

Ngoài ra, trong quí II/2019, công ty đã chính thức vận hành nhà máy điện mặt trời Cư Jút, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông với sản lượng diện sản xuất 19 triệu kWh góp phần tăng doanh thu đáng kể (gần 40 tỉ đồng).

CTCP Thủy điện Miền Nam (Mã: SHP), một doanh nghiệp đang vận hành 3 nhà máy thuỷ điện tại Tây Nguyên cũng cho thấy lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng do lưu lượng nước về thấp.

Doanh thu thuần trong đạt 114 tỉ đồng giảm 23%, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 18 tỉ đồng giảm hơn một nửa so với quí II/2018. Kết quả nửa đầu năm 2019, SHP đạt gần 188 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 10,5% so với cùng ; lợi nhuận vỏn vẹn hơn 5 tỉ đồng giảm 72% so với cùng 2018.

Ban lãnh đạo SHP cho biết, mặc dù giá bán điện bình quân quí II và 6 tháng đầu năm 2019 của ba nhà máy tăng 17% so với cùng năm trước. Tuy nhiên do thời tiết 6 tháng đầu năm 2019 không thuận lợi, lưu lượng nước về bình quân của 3 nhà máy thủy điện 6 tháng đầu năm chỉ bằng 77% so với cùng . Lưu lượng nước về thấp làm cho sản lượng phát điện giảm 16% và doanh thu giảm 22% so với cùng năm trước.

Cũng với lý do tương tự, một doanh nghiệp thuỷ điện khác tại tỉnh Bình Phước là Thuỷ Điện Cần Đơn (Mã: SJD) cũng cho biết kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh. 

Trong quí II, doanh thu của Thuỷ điện Cần Đơn tiếp tục giảm hơn 39%, lợi nhuận sau thuế giảm đến 60% so với cùng năm trước. Theo đó, 6 tháng đầu năm, doanh thu của SJD đã giảm 32% và lợi nhuận thì giảm hơn một nửa còn 45 tỉ đồng.

CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Mã: VSH) – doanh nghiệp đang đầu tư lớn nhất ngành thuỷ điện hiện nay cũng đã cho thấy sản lượng điện giảm đến 38% so với cùng năm trước.

Theo đó, doanh thu thuần trong chỉ đạt 110 tỉ đồng giảm 37%, lợi nhuận sau thuế đạt 36 tỉ đồng, giảm đến 66% so với cùng năm trước. Trong 6 tháng, doanh thu của Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã giảm 40% và lợi nhuận giảm hơn một nửa so cùng năm 2018.

Kết quả của doanh nghiệp thuỷ điện có công suất lớn lớn nhất hiện nay là Thuỷ điện Thác Mơ (Mã: TMP) cũng sụt giảm nghiêm trọng trong quí II năm nay. 

Báo cáo cho thấy, doanh thu của Thuỷ điện Thác Mơ giảm 40% trong quí II xuống 144 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm gần 39% còn 86 tỉ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, doanh thu bán điện của TMP giảm 37%, lợi nhuận giảm trên 35%.

Theo ban lãnh đạo Thuỷ điện Thác Mơ, kết quả kinh doanh trong quí II/2019 giảm mạnh là do sản lượng phát điện trong giảm so với cùng năm 2018. Trong quí II/2019, sản lượng phát điện là 137,9 triệu kWh trong khi cùng là 224,5 triệu kWh dẫn đến doanh thu bán điện giảm.

Tại phía Bắc, báo cáo của Thuỷ điện Thác Bà (Mã: TBC) cho thấy tình hình kinh doanh khả quan hơn trong quí II với doanh thu và lợi nhuận đều tăng khá so với đầu năm. Nhờ vậy, tính chung 6 tháng đầu năm thì doanh thu và lợi nhuận chỉ giảm nhẹ so với cùng năm trước. 

Khát nước trên diện rộng 

Theo báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng thủy điện trên toàn hệ thống đạt 29,86 tỉ kWh, giảm 8,86% so với cùng năm trước.

Do tổng lượng mưa từ đầu vụ Hè Thu đến nay giảm mạnh so với trung bình nhiều năm, dung tích trữ ở nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện chỉ còn khoảng 20 - 60% dung tích thiết kế, thấp hơn so với trung bình nhiều năm, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước.

nhieuthuydienmucnuocchet

Mực nước hồ Thủy điện Sông Tranh 2 đã thấp hơn mức nước chết (nguồn: EVN)

Ở miền Bắc, ngoại trừ các hồ Bản Chát, Tuyên Quang có lưu lượng nước về đạt giá trị trung bình nhiều năm (TBNN), thì các hồ khác đều thấp. 

Đặc biệt, lưu lượng nước về trên dòng sông Đà tiếp tục thấp (hiện tại, lưu lượng nước về trung bình ngày của hồ Sơn La chỉ đạt khoảng 2.100 m3/s, thấp hơn nhiều so với giá trị TBNN là khoảng 3.800 m3/s).

Trong khi đó, lưu lượng nước tại các sông Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cũng không khả quan hơn. 

Theo bản tin dự báo nguồn nước hạn dài các sông Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (từ ngày 1 đến 31/7/ 2019), mực nước tại các sông tại khu vực này cũng giảm sâu so với trung bình nhiều năm.

du bao nguon nuoc

Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia

Rủi ro từ những khoản nợ

Tình hình biến đổi khí hậu và thời tiết khô cực đoan kéo dài dẫn đến lượng nước về hồ rất thấp trong năm 2018 đã khiến doanh thu và lợi nhuận của Thuỷ điện Miền Trung giảm lần lượt 45% và 77% so với năm trước đó. 

Thuỷ điện Miền Trung cho biết, bình quân năm 2018, lưu lượng nước về hồ chỉ đạt 15,66 m3/s, thấp hơn trung bình nhiều năm là 27,29 m3/s khiến sản lượng điện thiếu hụt khoảng 200 triệu kWh so với kế hoạch.  

Hoạt động kinh doanh đi xuống là tín hiệu xấu đối với những doanh nghiệp đầu tư lớn vào xây dựng cơ bản và tài sản cố định lớn như CHP. 

Chẳng hạn nguyên giá tài sản cố định ở 3.290 tỉ đồng sau khi công ty đưa vào vận hành thuỷ điện A Lưới, công ty đã huy động khoản vốn vay hơn 1.600 tỉ đồng cùng với nguồn vốn chủ sở hữu 1.200 tỉ đồng.

Đến thời điểm 30/6, tổng nguồn vốn của Thuỷ điện Miền Trung đạt 3.800 tỉ đồng, gồm hơn 1.600 tỉ đồng vốn vay và 1.386 tỉ đồng vốn chủ sở hữu. Theo đó, lãi vay Công ty phải trả là gần 100 tỉ đồng mỗi năm.

Dù vậy, mức độ rủi ro của Thuỷ điện Miền Trung cũng chưa là gì so với Vĩnh sơn Sông Hinh, công ty này có tổng tài sản 8.238 tỉ đồng, riêng khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang đã lên đến 7.251 tỉ đồng chủ yếu đến từ Dự án Thủy điện Thượng Kontum. 

Dự án bắt đầu thi công từ năm 2009, với giá trị phê duyệt 5.744 tỉ đồng. Ðến nay, tuy đã bước vào giai đoạn cuối nhưng tình hình vốn gặp rất nhiều khó khăn, VSH nhiều lần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. 

Được biết, dự án này còn đang vướng mắc với vụ kiện với nhà thầu Trung Quốc khiến tiến độ thi công chậm trễ và tổng mức đầu tư tăng gần gấp đôi so với dự kiến ban đầu.Trong tờ trình Đại hội cổ đông năm 2019, HÐQT đã đề xuất cổ đông thông qua việc hiệu chỉnh, bổ sung giá trị tổng mức đầu tư là 9.428 tỉ đồng.

Tại ngày 30/6, công ty đang vay nợ ngắn hạn 277 tỉ đồng và 4.452 tỉ đồng vay dài hạn. Theo đó, nếu dự án tiếp tục gặp vấn đề hoặc khi đưa vào vận hành không thuận lợi như điều kiện thời tiết hiện nay, việc thu hồi vốn đầu tư sẽ là vô cùng khó khăn.

Nhìn chung, rủi ro chính của các doanh nghiệp thuỷ điện đó là tình hình thời tiết. Khi tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp như ngày nay, những doanh nghiệp thuỷ điện có tuổi đời trẻ, suất đầu tư lớn có thể sẽ mất nhiều năm hơn để trả nợ vay và thu hồi vốn đầu tư, rủi ro vì thế cũng đang dần tăng lên. 

Trong khi đó, những doanh nghiệp đã khấu hao và trả nợ gần hết như Thuỷ điện Cần Đơn hay Thác Mơ sẽ chỉ bị ảnh hưởng về nguồn thu giảm. Với Thác Mơ, công ty chỉ còn nợ 130 tỉ đồng dài hạn trong khi đã tích luỹ khoản tiền mặt gần 750 tỉ đồng trên tổng tài sản.

Hoàng Trung