[Báo cáo] Thị trường thép tháng 7/2022: Giá nguyên liệu biến động mạnh, doanh nghiệp thép chịu ảnh hưởng lớn
Trong 7 tháng đầu năm, kinh tế toàn cầu khó khăn khi lạm phát tăng cao, các ngành sản xuất tăng trưởng chậm lại, trong đó có các ngành công nghiệp sử dụng thép. Sản lượng thép thô thế giới tháng 6 tiếp tục giảm do giá nguyên liệu giảm mạnh.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia đạt 158,1 triệu tấn trong tháng 6, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tiếp tục ghi nhận giảm về sản lượng trong tháng 6 khi đạt 90,7 triệu tấn, giảm 3,3% so với tháng 6/2021. Tuy nhiên, ngay cả khi những hạn chế đó được nới lỏng, sản lượng trong tháng 6 vẫn giảm cũng có thể dự đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với ngành thép toàn cầu.
Giá nguyên vật liệu sản xuất thép biến động mạnh, cụ thể giá các loại quặng sắt, thép phế, than cốc hồi đầu quý II/2022 đến nay liên tục giảm, với mức giảm 40-50% so với hồi cuối quý I/2022.
Tại Việt Nam, nhu cầu nội địa yếu, giá thép giảm có thể khiến nhà đầu tư dễ tiếp cận với các công trình đầu tư công đã được phê duyệt hơn, nhưng phụ thuộc vào tiến độ giải ngân các dự án.
VSA dự báo các doanh nghiệp thép trong nước sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức và những yếu tố bất ổn trong 6 tháng cuối năm 2022.
Cuối quý II, các doanh nghiệp ngành thép cho thấy lợi nhuận toàn ngành ghi nhận sụt giảm. Giá bán thép thành phẩm liên tục đi xuống khiến cho doanh thu bị ảnh hưởng trong khi giá vốn hàng bán và chi phí thép tồn kho từ các tháng trước vẫn còn cao, dẫn tới lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp thép sa sút.
Xem chi tiết báo cáo thị trường thép tháng 7/2022 tại đây: