[Báo cáo] Thị trường đường năm 2020: Tiếp tục thâm hụt nguồn cung do sản lượng tại Brazil và Thái Lan giảm
Năm 2020, thị trường đường toàn cầu tiếp tục thâm hụt nguồn cung do sản lượng đường tại Brazil và Thái Lan giảm. Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) ước tính thâm hụt đường toàn cầu 2020 - 2021 sẽ tăng lên 3,5 triệu tấn.
Nguyên nhân thâm hụt tăng là do sản lượng đường ở các nước EU và EAEU, cũng như Brazil ước tính thấp hơn năm ngoái. Trong khi đó, uớc tính tiêu thụ đường thế giới tăng lên 174,6 triệu tấn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ đường ở một số quốc gia phục hồi trở lại sau COVID-19.
Trong niên vụ 2019 - 2020, nguồn cung đường ít hơn so với nhu cầu và dự kiến giá đường trên thị trường thế giới sẽ tăng nhưng nó đã giảm hơn 30% trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4/2020 do đại dịch COVID-19.
Tại thị trường Việt Nam, với sự xuất hiện của Quyết định số 2466/QĐ-BCT ngày 21/9/2020 về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan, giá đường đã cải thiện được một phần và mang đến hy vọng cho nông dân trồng mía cũng như nhà máy trong công tác triển khai vụ 2020 - 2021.
Tuy nhiên giá đường vẫn đang bị khối đường khổng lồ từ nhập chính ngạch và nhập lậu dìm giá xuống, khiến ý định của các nhà máy muốn nâng giá mía đến mức kỳ vọng để khuyến khích nông dân chăm sóc và phát triển trở lại diện tích mía gặp trở ngại lớn và hầu như không thể thực hiện được.
Một số nhà máy đã công bố chính sách thu mua và giá mía cho vụ 2020 - 2021 có cải thiện so với vụ trước 2019 - 2020 nhưng vẫn còn khoảng cách so với kỳ vọng của nông dân các vùng miền trong nước. Giá mua mía của Việt Nam vẫn là giá mía thấp nhất trong khu vực.
Chi tiết Báo cáo thị trường đường năm 2020 tại đây: