|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bảng giá xe VinFast tháng 4/2021: Ưu đãi mở bán ô tô điện VF e34 với giá 590 triệu đồng

07:00 | 03/04/2021
Chia sẻ
VinFast đã công bố ô tô điện đầu tiên VF e34, cũng là chiếc xe chạy điện đầu tiên của Việt Nam, với giá bán từ 590 triệu đồng.

Trong tháng 4/2021, VinFast tập trung các chính sách ưu đãi dành cho xe điện VF e34. Chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ đối với dòng Lux hiện chưa cập nhật cho tháng 4. Các ưu đãi trả thẳng 100% hay vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi với một số dòng xe vẫn được áp dụng.

Theo đó, giá bán lẻ áp dụng cho VF e34 không kèm pin là 690 triệu đồng. Giá mở bán ưu đãi áp dụng cho xe không kèm pin là 590 triệu đồng kèm 1 năm miễn phí thuê bao pin (tương đương 17,4 triệu đồng), bảo hành 10 năm.

Để khuyến khích khách hàng sử dụng ô tô chạy điện, VinFast triển khai chương trình dành tặng 30 triệu đồng/xe khi chuyển đổi từ xe động cơ xăng sang xe ô tô điện VF e34 thông qua dịch vụ “Đổi cũ lấy mới” Smart Solution. Mức đặt cọc đối với VF e34 là 10 triệu đồng, thời gian áp dụng từ 24/3 - 30/6.

Mẫu xe

Giá niêm yết (triệu đồng)

Giá lăn bánh tham khảo tại

Hà Nội (triệu đồng)

Giá lăn bánh tham khảo tại

TP HCM (triệu đồng)

Các ưu đãi trong tháng 4/2021

Fadil 1.4 cao cấp

449

532

523

Ưu đãi mở bán đối với ô tô điện VF e34 với giá 590 triệu đồng cho khách hàng đặt cọc trước 10 triệu đồng.

Fadil 1.4 nâng cao

413

491

482

Hoàn cọc 100% nếu không nhận được xe và bảo hành 10 năm đối với VF e34.

Fadil 1.4 tiêu chuẩn

382

456

448

Miễn phí thuê bao pin 1 năm đầu tương đương 17,4 triệu đồng đối với xe VF e34.

Lux A2.0 cao cấp

1.074

1.241

1.220

Ưu đãi trả thẳng 100%, vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi cho một số dòng xe.

Lux A2.0 nâng cao

948

1.099

1.080

Lux A2.0 tiêu chuẩn

881

1.023

1.005

Lux SA2.0 cao cấp

1.451

1.670

1.641

Lux SA2.0 nâng cao

1.298

1.496

1.470

Lux SA2.0 tiêu chuẩn

1.226

1.414

1.389

President 20214.6005.1745.082
VF e34690805791

Tường Vy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.