|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 30/9/2020

09:56 | 08/10/2020
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 30/9/2020.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới

- Cao su: Giá cao su trên thị trường thế giới tháng 9/2020 tăng do lo ngại nguồn cung thắt chặt, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc dự báo tăng nhờ kinh tế Trung Quốc phục hồi tốt sau khủng hoảng vì dịch COVID-19. 

- Cà phê: Tháng 9/2020, giá cà phê robusta và arabica trên thị trường thế giới giảm. 

- Hạt điều: Hiệp hội Hạt điều Ấn Độ dự báo nhu cầu nhập khẩu hạt điều thô của nước này sẽ tăng từ 700.000 tấn/năm lên 1,2 triệu tấn/năm trong vòng 5 năm tới. Tháng 9/2020, giá xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ và Việt Nam tăng, của Campuchia giảm. 

Chè: Kenia đang xây dựng một nhà máy sản xuất chè sencha của Nhật Bản, nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho người trồng chè và đa dạng hóa ngành công nghiệp chè nước này. Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu chè của Ấn Độ giảm cả về lượng, trị giá và giá xuất khẩu trung bình so với cùng năm 2019. 

Rau quả: Ngày 9/9/2020, Cơ quan Hải quan Trung Quốc thông báo quả việt quất tươi của Dambia đã đáp ứng các yêu cầu về qui định kiểm dịch thực vật được phép nhập khẩu vào Trung Quốc. Dự báo sản lượng bơ Mexico sẽ đạt 2,41 triệu tấn trong mùa vụ 2020/21, tăng nhẹ so với mùa vụ 2019/20.

- Thịt: Trong tháng 9/2020, giá heo nạc tại Chicago, Mỹ tăng mạnh so với cuối tháng 8/2020. 

- Thủy sản: Theo dự báo tại Hội thảo trực tuyến do Undercurrent News tổ chức, sản lượng tôm thế giới năm 2020 có thể giảm 16% so với năm 2019 (tương đương giảm 600.000 tấn), đạt 3,17 triệu tấn. 

Nửa đầu năm 2020, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đóng hộp của người tiêu dùng châu Âu tăng mạnh. Tháng 7/2020, nhập khẩu cá rô phi philê đông lạnh của Hoa tăng mạnh. 

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị trường đồ nội thất văn phòng tại nhà phát triển tích cực trong thập kỉ qua, và tiếp tục phát triển. Do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, xu hướng tiêu dùng đối với các sản phẩm nội thất văn phòng gia đình thay đổi đáng kể từ năm 2020. 

Các nước thành viên có rừng thuộc lưu vực sông Conggo đã nhất trí quyết định chấm dứt xuất khẩu gỗ tròn từ ngày 1/1/2022, với nỗ lực nhằm thúc đẩy sản xuất gỗ nội địa, đóng góp vào GDP của các quốc gia Trung Phi.

 Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước

Cao su: Trong tháng 9/2020, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước có xu hướng tăng theo giá của thị trường thế giới. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 9/2020 ước đạt 230 nghìn tấn, trị giá 296 triệu USD, tăng mạnh về lượng và trị giá so với cùng năm 2019. 

Cà phê: Giá cà phê trong nước tháng 9/2020 giảm mạnh theo xu hướng giá thế giới. Tháng 9/2020, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính tăng 8,3% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với cùng năm 2019. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc ổn định ở mức 18,4%. 

Hạt điều: Tháng 9/2020 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tăng trưởng khả quan. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng từ 49,9% trong 6 tháng đầu năm 2019 lên 51,9% trong 6 tháng đầu năm 2020. 

- Chè: Thị phần của Việt Nam tăng trong tổng nhập khẩu chè của Nga. Ước tính, giá chè xuất khẩu bình quân trong tháng 9/2020 đạt 1.692,3 USD/tấn, giảm 0,6% so với tháng 9/2019. 

- Rau quả: Thị phần quả dừa tươi của Việt Nam tăng mạnh trong tổng nhập khẩu của Thái Lan. Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 9/2020 ước đạt 250 triệu USD, giảm 7,2% so với tháng 9/2019. 

- Thịt: Ước tính tổng số heo của cả nước tháng 9/2020 tăng khoảng 3,6% so với cùng năm 2019. 

- Thủy sản: Giá cá tra nguyên liệu nguyên liệu tại tỉnh An Giang ổn định ở mức thấp; giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau cuối tháng 9/2020 không có nhiều biến động. Tháng 8/2020, xuất khẩu tôm các loại tăng trưởng khả quan, trong khi xuất khẩu cá tra, basa vẫn gặp khó khăn. 

Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trong tháng 9/2020, ước đạt 1,15 tỉ USD, tăng 33,3% so với tháng 9/2019. Thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam tăng trong tổng nhập khẩu của EU 27.

Chi tiết bản tin:  

 

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.