|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 21/9/2020

07:17 | 29/09/2020
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phát hành Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản số ra ngày 21/9/2020.

Thị trường Nông, lâm, thủy sản thế giới

- Cao su: Trong 10 ngày giữa tháng 9/2020, giá cao su trên các thị trường châu Á tăng trở lại. 

- Cà phê: Giữa tháng 9/2020, giá cà phê robusta và arabica giảm do thời tiết tại Brazil thuận lợi. 

Hạt tiêu: Tháng 9/2020, giá hạt tiêu đen xuất khẩu của Ấn Độ, Việt Nam tăng, trong khi giá tại Indonesia giảm; giá hạt tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam và Indonesia tăng. 

Rau quả: Cơ quan Quản lí Dược phẩm và Thực phẩm Thái Lan đã ban hành các qui định điều chỉnh việc giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản tươi nhập khẩu, có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. 

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Giá sắn và sản phẩm từ sắn tại Thái Lan ổn định. 

- Thủy sản: Tháng 7/2020, xuất khẩu tôm của Ấn Độ giảm do nguồn cung tôm nuôi giảm. Nhu cầu tôm của EU được dự báo sẽ tăng trở lại trong mùa xuân năm 2021 nếu giá tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Xu hướng thị trường cung cấp tôm cho EU cũng sẽ có nhiều biến động khi Hiệp định EVFTA giúp tôm Việt Nam cạnh tranh hơn so với tôm Ấn Độ và Indonesia

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Nhập khẩu gỗ tròn của Trung Quốc giảm mạnh cả về lượng và trị giá trong nửa đầu năm 2020. Người tiêu dùng Mỹ chi tiêu nhiều cho đồ nội thất trong tháng 8/2020.

 Thị trường Nông, lâm, thủy sản trong nước 

Cao su: Giá mủ cao su nguyên liệu trong nước trong 10 ngày giữa tháng 9/2020 có xu hướng tăng. Xuất khẩu cao su tháng 8/2020 tiếp tục phục hồi mạnh. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ 6 tháng đầu năm 2020 giảm so với cùng năm 2019. 

Cà phê: Trong 5 năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã tái canh khoảng 130.000 ha cà phê già cỗi (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 120.000 ha). Xuất khẩu cà phê tháng 8/2020 tiếp tục giảm so với cùng năm 2019. 

Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Thái Lan 7 tháng đầu năm 2020 giảm nhẹ so với cùng năm 2019. 

- Hạt tiêu: Tháng 9/2020, giá hạt tiêu đen trong nước ổn định. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tháng 8/2020 tiếp tục phục hồi. Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm. 

- Rau quả: Thị phần chủng loại trái me, quả táo, quả điều tươi, vải thiều, mít, mận, quả hồng xiêm, chanh leo, khế và thanh long (mã HS 081090) của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của EU 27 giảm. 

Tháng 8/2020, xuất khẩu hàng rau quả tăng trở lại, đạt 276 triệu USD, tăng 24,1% so với tháng 7/2020 và tăng 2,7% so với tháng 8/2019. 

- Sắn và sản phẩm từ sắn: Hầu hết các nhà máy chế biến sắn tại Việt Nam đã hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ bảo dưỡng. Tháng 8/2020, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc giảm, xuất khẩu sang Hàn Quốc và Malaysia tăng. 

- Thủy sản: Trong 10 ngày giữa tháng 9/2020, giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang tiếp tục ở mức thấp do tình hình xuất khẩu chưa có dấu hiệu khả quan; giá tôm nguyên liệu tại tỉnh Cà Mau giảm. 

Tháng 8/2020, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng; xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU đã có tín hiệu khả quan khi tăng 1,7% so với cùng năm 2019. Tháng 7/2020, Ấn Độ đã vượt qua Việt Nam, trở thành thị trường cung cấp tôm lớn nhất về lượng cho Nhật Bản. 

Gỗ và sản phẩm gỗ: Thị phần của Việt Nam giảm trong tổng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia. Tháng 8/2020 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 21,6% so với tháng 8/2019, đây là tháng thứ 4 liên tiếp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng so với tháng trước đó và tăng so với cùng năm 2019

Chi tiết bản tin:  

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.