|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường kim loại ngày 6/5: Giá kim loại đồng loạt tăng trở lại

19:21 | 06/05/2020
Chia sẻ
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 5/5, giá kim loại đồng loạt tăng trở lại. Nhu cầu đồng tại Trung Quốc tăng mạnh, trong khi các lệnh phong tỏa tại nhiều nước châu Âu được nới lỏng.
Bản tin thị trường kim loại ngày 6/5: Giá kim loại đồng loạt tăng trở lại - Ảnh 1.

Bản tin thị trường kim loại ngày 6/5: Giá kim loại đồng loạt tăng trở lại

Bạc

Giá bạc kì hạn tháng 7 tăng 2,12%, cùng chiều với giá vàng thế giới, do nhu cầu tài sản trú ẩn đang tăng lên.

- Phó Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Richard Clarida cho biết tình hình thất nghiệp tại Mỹ đã ở mức cao kỉ lục kể từ thập niên 1940. Số người tử vong vì dịch COVID-19 vẫn không ngừng tăng lên tại Mỹ, tuy nhiên nhiều bang đã nới lỏng lệnh phong tỏa. 

- Khảo sát ý kiến chuyên gia của Reuters ước lượng tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ tháng trước tăng lên 16%. Fed chi nhánh Chicago đưa ra chỉ số U-Cov, đo lường tỉ lệ thất nghiệp trong giai đoạn COVID-19 hoành hành, cho thấy tỉ lệ thất nghiệp tháng 4 có thể lên tới 25,1% -  34,6%.

Đồng

- Giá đồng kì hạn tháng 7 trên sàn COMEX tăng 0,86% lên mức 2,3325 USD/pound. Nhu cầu đồng tại Trung Quốc tăng mạnh, trong khi các lệnh phong tỏa tại nhiều nước châu Âu được nới lỏng.

- Giá kim loại màu nói chung và giá đồng nói riêng tăng điểm phiên hôm qua, do nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt đầu nới lỏng dần các lệnh phong tỏa, khiến kì vọng hồi phục kinh tế gia tăng. 

- Ấn Độ và hàng loạt quốc gia châu Âu, như Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ cũng thận trọng nới lỏng một số lệnh hạn chế đi lại. 

- Giá kì hạn kim loại đồng trên sàn London tăng trong phiên hôm qua, dù sàn Thượng Hải vẫn đóng cửa nhân dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động kéo dài. 

- Chuyên gia về mặt hàng kim loại cơ bản của hãng Fastmarkets, Will Adams, nhận định việc Trung Quốc đang tích cực tích trữ kim loại màu cộng hưởng với niềm lạc quan về lực cầu hồi phục trong ngắn hạn do các lệnh phong tỏa được nới lỏng, là những yếu tố chính hỗ trợ giá kim loại đồng loạt tăng điểm trong phiên hôm qua.

Quặng sắt

Giá quặng sắt giao tháng 6 trên sàn Singapore tăng 1,05% lên mức 80,8 USD/tấn.

- Quốc hội Ai Cập hôm qua đã yêu cầu chính phủ nước này áp thuế bổ sung 10% lên các sản phẩm thép thành phẩm nhập khẩu nhằm bảo vệ ngành thép nội địa. Hiện Cairo vẫn chưa ra quyết định thông qua hay bác bỏ đề xuất này. 

- Ai Cập hiện đã áp mức thuế nhập khẩu tối thiểu 74 USD/tấn và mức thuế quan bảo hộ 16% lên giá CIF đối với mặt hàng thép cây, có hiệu lực trong vòng một năm từ 12/10/2019 đến12/10/2020. 

- Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam dự định tăng khối lượng giao hàng thép cuộn cán nóng, bất chấp thị trường châu Á đang trong trạng thái dư cung, do cuối tháng trước, Hòa Phát đã đưa vào sử dụng dây chuyền cán thép nóng mới và muốn giao hàng xuất xưởng để kiểm nghiệm chất lượng.

Chi tiết bản tin thị trường kim loại ngày 6/5:


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngọc Ánh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.