|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường kim loại ngày 11/6: Sản lượng đồng Chile vẫn tăng mạnh bất chấp lệnh phong tỏa

18:28 | 11/06/2020
Chia sẻ
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sản lượng đồng Chile tăng 2,6% trong tháng 4 so với cùng kì năm ngoái, với việc các số liệu từ báo cáo của cả ba nhà sản xuất lớn nhất của quốc gia Nam Mỹ đều cho thấy sự gia tăng về sản lượng.
Bản tin thị trường kim loại ngày 11/6: Sản lượng đồng Chile vẫn tăng mạnh bất chấp lệnh phong tỏa - Ảnh 1.

Bản tin thị trường kim loại ngày 11/6: Sản lượng đồng Chile vẫn tăng mạnh bất chấp lệnh phong tỏa

Bạc

Giá bạc giao tháng 7 trên sàn COMEX tăng nhẹ, cùng chiều với giá vàng, đóng cửa ở mức 17,79 USD/ounce.

- Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa qua đã cảnh báo rằng suy thoái kinh tế bắt nguồn từ đại dịch COVID-19 sẽ diễn ra dai dẳng và khó khăn, bất chấp việc đại dịch có tiếp tục diễn biến khó lường trong khoảng thời gian sắp tới. 

- Theo đó, OECD dự đoán sẽ mất rất nhiều thời gian để đưa sản lượng trở lại mức bình thường, đồng thời sẽ đem lại những hậu quả như mức sống giảm, tăng tỉ lệ thất nghiệp và đầu tư giảm mạnh.

Đồng

Giá đồng tháng 7 tiếp tục tăng mạnh 2,21% lên mức 2,65 USD/pound.

- Theo Fastmarkets, sản lượng khai thác kim loại đồng Chile vẫn tăng mạnh bất chấp lệnh phong tỏa của nước này. 

- Cụ thể, sản lượng đồng Chile tăng 2,6% trong tháng 4 so với cùng kì năm ngoái, với việc các số liệu từ báo cáo của cả ba nhà sản xuất lớn nhất của quốc gia Nam Mỹ đều cho thấy sự gia tăng về sản lượng.

- Giá đồng được hỗ trợ bởi tiêu thụ tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – hồi phục do các biện pháp kích thích của chính phủ và kì vọng nhu cầu tăng hơn nữa khi các nước còn lại trên thế giới hồi phục từ các hạn chế do virus corona.

- Sản lượng đồng catot tinh luyện của các nhà máy luyện kim lớn của Trung Quốc trong tháng 5 giảm 2,7% so với tháng 4 xuống 678.000 tấn, nhà nghiên cứu Antaike cho biết.

Quặng sắt

Giá quặng sắt trên sàn Singapore giảm nhẹ 0,18% xuống mức 103,19 USD/tấn.

- Theo hãng tin Argusmedia, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2016, xuất khẩu phế liệu sắt từ Nhật Bản tới Đài Loan trong tháng 5 đã vượt con số này từ Mỹ. 

- Theo đó, phế liệu sắt nhập khẩu từ Nhật Bản trải qua các thủ tục hải quan hầu như đã được mua từ giữa tháng ba tới cuối tháng 4. 

Với những áp lực doanh số từ nhu cầu nội địa yếu, các nhà cung cấp phế liệu sắt từ Nhật buộc phải tập trung vào thị trường xuất khẩu để giảm tải trọng dư thừa từ các nhà máy.

- Các nhà máy sản xuất thép cuộn cán nóng tại châu Âu đang phải chật vật để duy trì hoạt động khi nhu cầu giữ ở mức thấp và giá thành nguyên liệu thô cao. 

- Những đơn hàng kim loại phế liệu vận chuyển vào Trung Quốc sẽ phải tuân theo một quy trình kiểm tra “hoàn toàn mới”. 

Theo đó, các thương nhân buôn bán phế liệu sẽ phải tham gia một số buổi đào tạo được tổ chức bởi các thanh tra Trung Quốc để hiểu thêm về những quy trình kiểm tra hàng hóa mới.

Chi tiết bản tin thị trường kim loại ngày 11/6:

Ngọc Ánh