Bản tin thị trường gạo tuần 41: Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu không đổi tuần thứ hai liên tiếp
Theo đó, Việt Nam sẽ tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Phi lên 25% lượng xuất khẩu và 10% cho các thị trường ở châu Mỹ.
Vì vậy, Việt Nam đang cố gắng tăng chất lượng và đa dạng gạo xuất khẩu cũng như xây dựng thương hiệu gạo để tăng giá trị xuất khẩu.
"Sản xuất gạo của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung vào gạo sạch và hữu cơ và đa dạng hóa các sản phẩm gạo chế biến", ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương nhận định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại Quyết định 1898.
Mục tiêu tổng quát là nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh lúa gạo làm cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tham gia hiệu quả vào thị trường toàn cầu.
Phát biểu tại Hội nghị Gạo thế giới lần thứ 10 ngày 11/10 lần đầu tổ chức tại Việt Nam, ông Shawn Hackett, Chủ tịch công ty Hackett Financial Advisors cho biết tác động xuất của biến đổi khí hậu, hiện tượng El nino sẽ là rào cản lớn đối với hoạt động canh tác kéo theo giá gạo sẽ tăng trong vòng 4 năm tới. Thậm chí, giá gạo còn có thể đạt ngưỡng cao như trong thời kỳ 2010 - 2012 và năm 2008.
Ảnh: TNS World |
Tại Philippines, giá gạo bán lẻ vẫn tăng lần lượt 0,29 peso và 0,23 peso đối với gạo xát thường và xát kĩ, dù giá gạo bán buôn bắt đầu giảm vào cuối tháng 9, với giá bán buôn trung bình của hai loại gạo giảm 0,11 peso và 0,25 peso/kg, Cơ quan Thống kê Philippine (PSA).
Gạo là nguyên nhân số một khiến lạm phát lên tới 6,7% trong tháng 9 tại Philippines, và để giải quyết tình trạng này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thông qua đề xuất mở rộng tự do nhập khẩu gạo.
Với quyết định lần này của ông Duterte, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) sẽ không thể đưa ra khối lượng gạo được nhập khẩu, và theo đó bất kỳ ai trả thuế sẽ được phép nhập khẩu gạo.
Trước đó, quốc gia này sẽ cho phép các nhà bán lẻ gạo nhập khẩu tới 350.000 tấn ngũ cốc. Điều này có khả năng đưa tổng khối lượng nhập khẩu gạo trong năm nay lên đến 2,4 triệu tấn, mức cao thứ hai được ghi nhận và là mức cao nhất kể từ năm 2010.
Hôm 5/10, Vinafood 1, Vinafood 2 đã tham gia vào hội thảo trước phiên đấu thầu 250.000 tấn gạo của Philippines.
Ngoài hai công ty Việt Nam, còn có 10 doanh nghiệp từ các quốc gia khác tham gia vào hội thảo, gồm Phoenix Global DMCC, Asia Golden Rice, Asia Golden Rice, Shwe Hua Co. Ltd., GIA International Corp., Thai Hua Co. Ltd., Ponglarp Co. Ltd., Thai Capital Crops Co. Ltd., ADM Asia Pacific Trading PTE Ltd., Vinafood 1, Capital Cereals Co. Ltd., and Olam International Limited.
Nhu cầu mua thêm gạo trong thời gian còn lại của năm của Philippines và một số quốc gia khác như Trung Quốc vẫn là thông tin tích cực đối với thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan, dù giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi so với tuần trước ở mức 400 - 405 USD/tấn vì thương mại chậm lại do nguồn cung thấp.