|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Vinafood 1, Vinafood 2 tham gia vào hội thảo trước phiên đấu thầu 250.000 tấn gạo của Philippines

08:28 | 10/10/2018
Chia sẻ
12 công ty tham gia vào hội nghị trước khi đấu thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo trắng hạt dài 25% tấm được xay xát kĩ của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines vào thứ Sáu tuần trước (5/10).

Theo BusinessWorld, các doanh nghiệp này gồm, Vinafood 2 và Vinafood 1, Phoenix Global DMCC, Asia Golden Rice, Asia Golden Rice, Shwe Hua Co. Ltd., GIA International Corp., Thai Hua Co. Ltd., Ponglarp Co. Ltd., Thai Capital Crops Co. Ltd., ADM Asia Pacific Trading PTE Ltd., Vinafood 1, Capital Cereals Co. Ltd., and Olam International Limited.

Theo một tuyên bố của NFA, hội nghị trước phiên đấu thầu sẽ giải quyết các yêu cầu về điều kiện tham gia của các nhà thầu quốc tế tiềm năng; những thông số và quy chuẩn kĩ thuật của gạo được nhập khẩu; số lượng, nguồn và bao bì; thông số kĩ thuật về chào bán hoặc chào thầu; bảo đảm dự thầu và trái phiếu bảo đảm; các thành phần của giá chào thầu; mức phạt; quy định giao hàng; quy trình thông quan; nhân viên thuế quan và vận chuyển hàng hóa; bảo hiểm và thanh toán.

Phiên đấu thầu sẽ diễn ra vào ngày 18/10.

250.000 tấn gạo là một phần trong tổng số 750.000 tấn gạo đã được Hội đồng NFA phê chuẩn để nhập khẩu trong năm nay.

Vinafood 2, doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam có nhiệm vụ xuất khẩu gạo và giúp đạt được an ninh lương thực ở Đông Nam Á, nhận được vị trí ưu tiên từ NFA thông qua quan hệ đối tác với công ty Philippines AgriNurture Inc. trong một thỏa thuận nhập khẩu 2 triệu tấn gạo vào Philippines bắt đầu từ năm nay.

vinafood 1 vinafood 2 tham gia vao hoi thao truoc phien dau thau 250000 tan gao cua philippines
Ảnh: philstar.com

Giá đề xuất mua và bán lẻ gạo

Trong khi đó, hôm 5/10, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines Emmanuel F. Piñol cũng tuyên bố các thành phần liên quan của ngành gạo đã thống nhất về việc đưa ra một mức giá đề xuất mua (SBP) cho sản phẩm của nông dân và một mức giá đề xuất bán lẻ (SRP) đối với gạo bán ra trên thị trường.

“Trong đề xuất, giá cơ sở phải được thiết lập cho lúa tươi, và lúa sạch, khô. Đề xuất ban đầu cho mức giá cơ bản là 18 peso/kg đối với lúa tươi và 21 peso/kg đối với lúa sạch, khô”, ông Piñol cho biết trong một tuyên bố.

Giá SBP sẽ được hoàn thành vào ngày 18/10, ông Piñol nói, trong khi việc thực hiện giá SRP sẽ diễn ra vào cuối tháng 10.

Các mức giá SRP là: 39 peso/kg đối với gạo xát thường, 42 peso/kg gạo xát kĩ, 44 peso/kg gạo hạt dài. Giá gạo gia truyền và gạo hữu cơ vẫn phải được thống nhất.

“Trong cuộc họp các bên liên quan đầu tiên của ngành gạo do Hội đồng Nông nghiệp và Thủy sản Philippines tổ chức, với tôi là Chủ tịch mới của Hội đồng NFA, các bên liên quan đã đồng ý thực hiện SRP đối với lúa vào tuần cuối cùng của tháng 10. Các thương nhân yêu cầu thời gian ân hạn hai tuần để họ có thể xử lý lượng gạo dự trữ đã mua với giá cao hơn”, ông Piñol nói.

Trong khi đó, NFA đã bác bỏ tuyên bố của Thượng nghị sĩ Sherwin T. Gatchalian rằng, các siêu thị phải trả tiền cho giấy phép bán gạo.

Trước đó, ông Gatchalian cho biết, Hiệp hội siêu thị hợp nhất Philippine (Pagasa) tiết lộ NFA đang yêu cầu các nhà bán lẻ với số vốn huy động là 10 triệu peso phải trả 115.000 peso cho một giấy phép bán gạo.

Theo NFA, điều này không đúng và vấn đề này chưa bao giờ được các chủ siêu thị đưa lên Bộ Công thương khi biên bản ghi nhớ được ký kết để cho phép các thành viên Pagasa bán gạo NFA.

“Dựa trên các quy tắc NFA về cấp phép, phí đăng ký kinh doanh một ngành là 110 peoso trong khi phí đăng ký kinh doanh đa ngành chỉ là 165 peso. Phí bổ sung cho giấy phép bán lẻ tùy thuộc vào sự vốn hóa. Các nhà bán lẻ có mức vốn hóa lên tới 10.000 peso chỉ bị tính phí 165 peso, trong khi tối đa là 11.000 peso cho các nhà bán lẻ có mức vốn hóa lớn hơn 1 triệu peso”, NFA cho biết trong tuyên bố của mình.

Xem thêm

Lyly Cao