|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bản tin doanh nghiệp chứng khoán (12/7): F&N 'rập rình' mua Vinamilk, VN-Index cân bằng vùng 850 - 880 điểm

20:31 | 12/07/2018
Chia sẻ
Ông Đỗ Bảo Ngọc: VN-Index cân bằng ở vùng 850-880 điểm, cơ hội đầu tư cổ phiếu midcap nửa cuối năm; Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh nhất trong vòng 8 năm qua; Cổ đông nội bộ bán hàng chục triệu cổ phiếu trước niêm yết, lãnh đạo Yeah1 nói hoàn toàn tuân thủ pháp luật; Sabeco đặt kế hoạch dè dặt lãi 4.000 tỷ, chủ Thái vẫn ‘giữ túi’ cho Bộ Công thương; Sếp Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xin nghỉ việc vì lo... rủi ro pháp lý; Vì sao Lazada, Tiki lỗ khủng nhiều năm?; Thế chân vạc tại Vinamilk và tham vọng của những gã khổng lồ... là những tin doanh nghiệp chứng khoán nổi bật hôm nay.
ban tin doanh nghiep chung khoan 127 fn rap rinh mua vinamilk vn index can bang vung 850 880 diem Cổ phiếu ngân hàng chi phối VN-Index như thế nào?

1. Ông Đỗ Bảo Ngọc: VN-Index cân bằng ở vùng 850-880 điểm, cơ hội đầu tư cổ phiếu midcap nửa cuối năm

VN-Index 860 điểm, tương ứng với mức P/E của TTCK Việt Nam khoảng 15 lần, có thể là mức giá hợp lý ngắn hạn. Vùng cân bằng của thị trường nằm ở 850-880 điểm. Nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình (midcap) có thể là cơ hội đầu tư lớn trong nửa cuối năm 2018.

2. Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động mạnh nhất trong vòng 8 năm qua

Giảm 26% so với mức kỷ lục đầu tháng 4, VN-Index đang chứng kiến sự biến động mạnh nhất trong vòng 8 năm qua. Từ chỗ tăng trưởng nhanh nhất châu Á – Thái Bình Dương trong quý I, chứng khoán Việt Nam hiện đã xóa toàn bộ những thành quả gây dựng trong năm 2018. VN-Index trở thành chỉ số giảm mạnh nhất từ mức đỉnh so với các thị trường khác trong khu vực.

3. Cổ đông nội bộ bán hàng chục triệu cổ phiếu trước niêm yết, lãnh đạo Yeah1 nói hoàn toàn tuân thủ pháp luật

Chào sàn giá khủng 250.000 đồng/cp tại 26/6, Yeah1 cho rằng, đây là mức giá phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư với hoạt động kinh doanh hiện tại và tương lai của tập đoàn. Cổ đông nội bộ tháo chạy hàng chục triệu cổ phiếu trước niêm yết, lãnh đạo Yeah1 cho rằng hình thức này cũng đã được một số các công ty niêm yết thời gian gần đây áp dụng, hoàn toàn tuân thủ pháp luật Việt Nam, phù hợp với thông lệ tài chính thế giới.

4. Sabeco đặt kế hoạch dè dặt lãi 4.000 tỷ, chủ Thái vẫn ‘giữ túi’ cho Bộ Công thương

Năm 2018, Sabeco xây dựng kế hoạch lợi nhuận sau thuế 4.007 tỷ đồng, tỷ lệ trả cổ tức giữ nguyên 35%. Với kế hoạch kinh doanh “dè dặt”, một số khó khăn được phía Sabeco đưa ra như áp lực cạnh tranh từ các hãng bia, giá cả nguyên vật liệu chính sản xuất bia tăng mạnh do ảnh hưởng mùa vụ và thời tiết xấu. Bên cạnh đó, chưa phát triển sản phẩm ở phân phúc cao cấp để đáp ứng thị hiếu của nhóm dân số trẻ với thu nhập phát triển. Ngoài ra, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng thuế suất 5% từ ngày 1/1/2018.

5. Sếp Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xin nghỉ việc vì lo... rủi ro pháp lý

Theo nguồn tin của Dân trí, ngày 10/7/2018, ông Nguyễn Thành Hưởng- Trưởng dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 bất ngờ có đơn xin nghỉ việc gửi lên Ban lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Ông Nguyễn Thành Hưởng được bổ nhiệm là Trưởng dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vào tháng 3/2013.

6. Vì sao Lazada, Tiki lỗ khủng nhiều năm?

Tổng số lỗ lũy kế của 4 doanh nghiệp đứng đầu ngành thương mại điện tử (Tiki) lên tới gần 4.500 tỷ đồng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thực tế, Công ty cổ phần Tiki chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ với giá vốn gần như bằng 0, còn doanh thu hoạt động thương mại trên sàn giao dịch điện tử này được ghi nhận vào công ty con - Công ty TNHH MTV Thương mại Tiki (Tiki Trading). Năm 2016, doanh thu Tiki Trading đạt hơn 817 tỷ với biên lợi nhuận gộp khoảng 9%.

7. Thế chân vạc tại Vinamilk và tham vọng của những gã khổng lồ

Cuộc cạnh tranh mua cổ phần Vinamilk đang đến phần gay cấn, F&N thể hiện sự khao khát "con bò sữa" nhiều năm qua, nhân tố mới Platinum Victory cũng không thiếu tiềm lực. Kế hoạch thoái vốn Nhà nước trong tương lai vì thế mà rất được mong đợi.

Xem thêm

Hoàng Linh