Ấn Độ nhìn thấy cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc từ cuộc chiến thương mại
Các quan chức và nhà xuất khẩu Ấn Độ đang thúc đẩy doanh số bán hàng các mặt hàng chủ lực như gạo, đường và sữa cho Trung Quốc, động thái nhằm khai thác cơ hội được tạo ra sau khi Bắc Kinh đánh thuế lên nhiều thực phẩm Mỹ.
Ấn Độ đã ký thỏa thuận bán dầu cá và hạt cải dầu cho Trung Quốc, vận động để xóa bỏ rào cản nhập khẩu đối với bột đậu nành và đã thảo luận về các biện pháp nhằm tăng doanh số bán trái cây và rau quả.
Bán nhiều sản phẩm cho Trung Quốc sẽ giúp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi xoa dịu người nông dân vì vấn đề giá thấp và mức nợ cao trước cuộc bầu cử năm 2019. Hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô New Delhi vào tháng 11/2018 vì sự bất mãn của người nông dân.
Ảnh: Bloomberg. |
Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới, trong khi Ấn Độ là nhà sản xuất hàng đầu mọi hàng hóa từ bông tới sữa.
Với việc Bắc Kinh tìm kiếm nguồn cung mới sau khi cuộc tranh chấp thương mại cho thấy sự phụ thuộc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thực phẩm Mỹ, Ấn Độ cho rằng có thể giúp Trung Quốc, đồng thời giảm thâm hụt thương mại với Bắc Kinh trong quá trình này.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia thắc mắc liệu quốc gia Nam Á này có thể tận dụng lợi thế kịp thời hay không, đặc biệt là sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận đình chiến mong manh tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina.
Các nhà kinh tế cho biết ngành nông nghiệp Ấn Độ, chủ yếu được tạo thành từ các trang trại nhỏ và không có tổ chức, cần phải được cải cách sâu hơn để cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn như Brazil.
Một bài xã luận trên hãng tin quốc gia Trung Quốc Global Times cho rằng tham vọng của Ấn Độ là một điều khó xảy ra.
Tuy nhiên, các quan chức Ấn Độ đã nắm bắt cơ hội để bắt đầu quá trình. Ngày 24/10/2018, các nhà máy đã được gỡ lệnh cấm để bắt đầu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, và vào tháng 11 năm ngoái, các quan chức đã đồng ý về những điều khoản để bắt đầu bán bột cá và dầu.
Chính quyền New Delhi cũng dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu đường, trước khi một vụ mùa bội thu được dự báo trong năm nay, và đã đặt doanh số bán sang Trung Quốc.
Theo Financial Times, một phái đoàn Trung Quốc gần đây đã đến thăm Ấn Độ để kiểm tra các nhà máy đường xuất khẩu, sau các cuộc đàm phán kéo dài hàng tháng với người mua Trung Quốc.
"Chúng tôi đặt rất nhiều hy vọng vào sự kiện này", ông Prakash Naiknavare, Giám đốc điều hành của Liên đoàn Hợp tác xã các nhà đường Quốc gia cho biết.
Không nơi nào có nhiều tiềm năng hơn một cuộc chiến thương mại cho đậu nành. Trung Quốc mua nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác và đã đảm bảo hầu hết đậu nành từ Mỹ được chuyển tới quốc gia châu Á trước khi mức thuế 25% có hiệu lực vào tháng 7.
Ấn Độ là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với sản lượng đậu nành dự kiến đạt 11 triệu tấn cho năm 2019.
Năm nay, Trung Quốc đã dỡ bỏ thuế quan đối với nhập khẩu bột đậu nành từ Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, mặc dù thương mại vẫn bị cản trở bởi những hạn chế vệ sinh riêng biệt.
Phái đoàn từ Trung Quốc đã đến thăm Ấn Độ vào tháng 12/2018 để hoàn tất một thỏa thuận, theo ông Davish Jain, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến Đậu nành đồng thời Chủ tịch của công ty Prestige. Một trong những nhà máy của ông đã được phê duyệt để xuất khẩu, ông cho biết thêm.
Giá đậu tương trên Sàn giao dịch hàng hóa và phái sinh quốc gia Ấn Độ đã tăng khoảng 10% trong hai tháng qua.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/