AEON lấy bánh mì và đồ ăn sẵn làm 'điểm khác biệt' để cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam
Tập đoàn bán lẻ Nhật BảnAEON đang đẩy mạnh hoạt động mở các trung tâm thương mại và cửa hàng ở Việt Nam. Theo Nikkei,AEON cảm thấy bị thu hút bởi tầng lớp trung lưu đang phát triển của Việt Nam và sự cởi mở đối với các công ty bán lẻ nước ngoài trong hai năm trở lại đây.
AEON lên kế hoạch sẽ tăng gấp 3 lần số lượng trung tâm thương mại ở Việt Nam cho tới năm 2025 và đặc biệt tìm kiếm lợi thế ở mảng thực phẩm. Với gần 40 năm kinh nghiệm ở Đông Nam Á,AEON sẽ tận dụng được các kiến thức đã tích luỹ được ở Malaysia, quốc giaAEON chọn để mở đường vào Đông Nam Á, và các quốc gia khác để đẩy mạnh hoạt động mở cửa hàng của mình.
Vào một ngày cuối tháng 8 ởAEON Mall Hà Đông, căn bếp khổng lồ đang hoạt động hết công suất dù mới chỉ 6 giờ sáng. Nhiều thợ nướng bánh đang hối hả đưa bánh mì ra khỏi lò và xếp chúng vào các hộp chứa chuyên dụng.
Căn bếp này đang sản xuất 60 loại bánh và đồ nướng khác nhau để cung cấp cho 5 siêu thị MaxValu gần đó. Vào một ngày trung bình trong tuần, căn bếp có công suất từ 5.000 đến 6.000 món đồ.AEON giao bánh mỳ đến mạng lưới cửa hàng của mình 3 lần mỗi ngày thông qua mạng lưới logistics của chính mình.
“Chúng tôi có thể giao bánh mới nướng đến bất kỳ cửa hàng nào với chi phí phải chăng”, Nguyen Thanh Tung, trưởng bộ phận sản xuất bánh mỳ, nói kèm theo sự tự hào.
KhiAEON mở rộng số lượng cửa hàng tại Việt Nam, nó bán bánh mỳ mới nướng và đồ ăn sẵn với mô hình dùng trung tâm thương mại làm bếp tổng. Kinh nghiệm giao đồ đến các siêu thị, cửa hàng xung quanh mang đến choAEON lợi thế cạnh tranh.
“Chúng tôi có kinh nghiệm trong việc sản xuất với số lượng lớn và giao hàng hiệu quả đã tích luỹ được ở Malaysia và Nhật Bản. Đây là các lĩnh vực mà các đối thủ chưa bao giờ có thể vượt qua chúng tôi”, ông Furusawa Yasuyuki, Tổng giám đốc Công tyAEON Việt Nam, chia sẻ.
AEON hiện đang có khoảng 200 cửa hàng ở Việt Nam, bao gồm 6 trung tâm thương mại và một số siêu thị.
AEON lên kế hoạch tăng số lượng siêu thị ở Hà Nội lên 100 cửa hàng vào năm 2025, gấp khoảng 10 lần con số hiện tại. Số lượng trung tâm thương mại cũng được kỳ vọng sẽ nâng lên con số 16 trên khắp Việt Nam.
“Chúng tôi cần đẩy mạnh việc mở cửa hàng, đây là lý do vì sao chúng tôi đang thực hiện một số chiến lược mới”, ông Furusawa nói. Tăng cường sức mạnh của mảng thực phẩm là một phần trong nỗ lực này.
Nhiều siêu thị địa phương nhỏ và không có đủ không gian bếp.
“Khu vực thực phẩm chế biến sẵn và bánh mỳ sẽ là điểm khác biệt của chúng tôi”, ông Furusawa chia sẻ.AEON the Nine, một siêu thị tại Hà Nội đi vào hoạt động từ tháng 5, là một ví dụ cho ý tưởng này. Với diện tích 1.200 mét vuông,AEON the Nine có bếp và quầy đồ ăn.
Chuyển hướng sang Đông Nam Á là một trong những cột trụ trong mục tiêu trung hạn củaAEON. Việt Nam “là một trong những thị trường quan trọng nhất trong chiến lược nước ngoài của chúng tôi”, một lãnh đạo củaAEON nói với Nikkei. Việt Nam có dân số 100 triệu người với độ tuổi trung bình 33. Tăng trưởng kinh tế trong năm nay được kỳ vọng sẽ đạt 7%.
Việt Nam còn hấp dấn với một lý do khác. Là thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam lên kế hoạch bỏ nhiều hạn chế đầu tư nước ngoài sớm nhất vào năm 2024. Một trong những hạn chế sẽ được loại bỏ là yêu cầu các đối tác bán lẻ nước ngoài xin phép khi mở các cửa hàng với diện tích từ 500 mét vuông trở lên.
Ở một khía cạnh khác, cạnh tranh ở Việt Nam cũng đang nóng lên. Theo xếp hạng doanh số bán lẻ của Kearney, công ty bán lẻ tốt nhất Việt Nam hiện tại là Thế Giới Di Động với doanh số 4,8 tỷ USD. Thế Giới Di Động có 5.500 cửa hàng ở Việt Nam và một số quốc gia khác. Tại Việt Nam, thương hiệu này có thị phần khoảng 5%.
Ở vị trí thứ 2 là Saigon Co.op với doanh số 1,6 tỷ USD và thị phần khoảng 1,5%. Central Retail, một tập đoàn bán lẻ lớn của Thái Lan, đứng thứ 3 với thị phần dưới 1%.
AEON không công bố số liệu doanh số ở Việt Nam. Một số ước tính cho rằng doanh số củaAEON Việt Nam có thể đạt khoảng 700 triệu USD, xếp sau Masan Group với doanh số 868 triệu USD và hiện đứng ở vị trí số 5.
Các công ty khác cũng không đứng yên. Central Retail lên kế hoạch đầu tư 30 tỷ baht (797 triệu USD) vào Việt Nam. Masan Group đã mở hơn 100 cửa hàng tiện lợi mỗi tháng từ tháng 4 năm nay, Saigon Co.op cũng muốn mở thêm 100 cửa hàng nhỏ cho tới cuối năm nay.
Với môi trường này, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không dễ. Hãng bán lẻ Đức Metro AG đã rời Việt Nam từ năm 2014. Đến năm 2019, Auchan (Pháp) cũng có động thái tương tự.
Đây không phải lần đầuAEON bước chân vào Đông Nam Á. Trước khi mở trung tâm thương mại ở Việt Nam vào năm 2014,AEON mở cửa hàng đầu tiên tại Malaysia vào năm 1985. Năm 2012,AEON thâu tóm một công ty địa phương của Carrefour (Pháp) và biến chứng thành thương hiệu bán lẻ giá rẻAEON Big. Hiện tại,AEON có 21 cửa hàngAEON Big tại Malaysia.
Chìa khoá mở rộng củaAEON tại Malaysia cũng là bánh mỳ và đồ ăn sẵn.AEON hiện có 28 trung tâm thương mại tại quốc gia này. Theo Kearney,AEON là hãng bán lẻ lớn thứ 2 tại Malaysia với doanh số 1,2 tỷ USD và thị phần 2,3%, chỉ xếp sau 99 Speedmart.
AEON vào thị trường Indonesia vào năm 2012. Tuy nhiên, các hạn chế đầu tư nước ngoài của Indonesia khiếnAEON gặp nhiều khó khăn. Hãng này từng mở một cửa hàng tiện lợi Ministop tại đây với khu vực ăn uống tại chỗ song bị buộc phải đóng cửa vào năm 2016.
AEON Mall đầu tiên tại Indonesia đi vào hoạt động vào năm 2015 và chính phủ nước này yêu cầu 30% diện tích sàn bán lẻ sẽ dành cho các sản phẩm nội địa. Đồng thời, các hãng bán lẻ phải xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài. Quy định thay đổi mỗi 6 tháng khiến các hãng bán lẻ nước ngoài khó nắm bắt.
Cạnh tranh ở Indonesia cũng khiếnAEON phải đầu tư nhiều hơn. Indonesia chỉ có 4 trung tâm thương mại tại đây tính đến cuối tháng 9 năm nay.