6 nguyên tắc tài chính cá nhân thế hệ Millennials nên tuân thủ
Thuật ngữ “tài chính cá nhân” đã trở nên thông dụng hơn trong thời đại ngày nay, với rất nhiều người sử dụng nó thường xuyên để nói về kỹ năng kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm của cá nhân hoặc gia đình.
Tài chính cá nhân đề cập đến việc quản lý tài chính khôn ngoan như lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu tài sản và của cải của một người hoặc gia đình, có tính đến một số rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai. Đặc biệt, thế hệ Millennials cần theo dõi tài chính của họ để phát triển mạnh mẽ trong thế giới đầy cạnh tranh và bất ổn.
6 quy tắc quản lý tài chính cá nhân hữu ích theo Financial Express:
1. Sử dụng “Quy tắc 72” để biết khoảng thời gian cần thiết để tăng gấp đôi thu nhập
Mọi người đều muốn tăng gấp đôi thu nhập của họ và tăng tiền tiết kiệm. Để biết số năm cần thiết để tăng gấp đôi số tiền của bạn, bạn cần chia số 72 cho lãi suất hàng năm. Ví dụ, nếu bạn muốn biết mất bao lâu để tăng gấp đôi số tiền của bạn với lãi suất 8%, bạn sẽ chia 72 cho 8 và được 9 năm. Tương tự, với tỷ lệ 6%, sẽ mất 12 năm và với tỷ lệ 9%, sẽ mất 8 năm.
Điều này sẽ giúp mọi người đánh giá khoảng thời gian cần thiết để xem mức lương của họ tăng gấp đôi và chuẩn bị ngân sách chi tiêu phù hợp để họ không phải đối mặt với tình trạng khan hiếm tiền mặt.
2. Áp dụng “Quy tắc 70” để kiểm tra tỷ lệ khấu hao khoản đầu tư
Một khía cạnh quan trọng của tài chính cá nhân là giám sát giá trị khấu hao của khoản đầu tư của bạn để bạn có thể quyết định liệu nó có sinh lời hay không. Bạn có thể chia 70 cho tỷ lệ lạm phát hiện tại để tính giá trị khoản đầu tư của bạn sẽ giảm xuống một nửa giá trị hiện tại nhanh như thế nào. Nó sẽ giúp bạn hiểu được một khoản đầu tư là một tài sản hay một khoản nợ phải trả. Ví dụ, tỷ lệ lạm phát 7% sẽ làm giảm giá trị tiền của bạn xuống một nửa trong 10 năm.
3. Đưa 50% thu nhập vào thu nhập cố định & 50% vào vốn chủ sở hữu
Để quản lý tài chính cá nhân của bạn, điều quan tâm hàng đầu là chia thu nhập của bạn thành hai phần để bạn không chi tiêu quá tay và lãng phí. Bạn nên đặt 50% tiền lương của mình vào thu nhập cố định và 50% vào vốn chủ sở hữu. Quy tắc này hoạt động tốt đến 96% thời gian, trong khoảng 30 năm.
4. Quy tắc phân bổ cổ phiếu - 100 trừ đi tuổi của bạn
Việc phân bổ tài sản được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc này, giải thích rằng mọi người nên sở hữu một tỷ lệ cổ phiếu bằng 100 trừ đi tuổi của họ. Vì vậy, hãy trừ tuổi của bạn cho 100 để tìm ra bao nhiêu trong danh mục đầu tư của bạn nên được phân bổ cho cổ phiếu.
Giả sử tuổi của bạn là 30 vậy (100 - 30 = 70), lúc này, vốn chủ sở hữu nên được duy trì 70% và khả năng có thể nợ là 30%. Tuy nhiên, nếu tuổi của bạn là 60 thì (100 - 60 = 40) vốn chủ sở hữu chỉ nên kiểm soát ở mức 40% và nợ là 60%.
5. Quy tắc phân bổ tài sản – “Quy tắc 10-5-3”
Quy tắc phân bổ tài sản hoặc quy tắc 10-5-3 nói rằng lợi nhuận hàng năm của cổ phiếu có khả năng là 10%, tỷ suất sinh lợi của trái phiếu là 5% và tiền mặt (cũng như các khoản đầu tư có tính thanh khoản) là 3%. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nên có kỳ vọng lợi nhuận hợp lý đối với cổ phiếu. Cụ thể như sau:
10℅ tỷ suất lợi nhuận - vốn chủ sở hữu/quỹ tương hỗ, 5℅ - nợ (tiền gửi cố định hoặc các công cụ khác), 3℅ - tài khoản tiết kiệm.
6. Quy tắc quản lý tài chính cá nhân 50-30-20 - về phân bổ thu nhập và chi tiêu
Quy tắc này có thể được áp dụng để phân chia chi tiêu của bạn cho các mục đích khác nhau và theo dõi để một người không chi tiêu quá mức và kiểm soát tốt ngân sách cũng như tài chính cá nhân của mình.
Tốt nhất, hãy chia thu nhập của bạn thành 3 phần, trong đó lần lượt là: 50℅ dành riêng cho nhu cầu của bạn (đồ ăn, tiền thuê nhà, xăng xe,…), 30℅ tiền lương của bạn nên được phân bổ cho mong và sở thích của bạn (giải trí, kỳ nghỉ,…) và 20℅ khoản thù lao của bạn nên được giữ lại để tiết kiệm.
Các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân này không hề cứng nhắc, bạn có thể điều chỉnh ít nhiều nhưng nên tuân thủ nếu muốn độc lập tài chính và giàu có ngay cả khi đã về hưu.