|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

5 sai lầm nguy hiểm đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống

07:08 | 25/08/2020
Chia sẻ
Kĩ năng phân tích số liệu, hiểu rõ hoạt động của cửa hàng và am hiểu thị trường ở mức tốt nhất là chìa khóa để tồn tại trong ngành F&B (thực phẩm và đồ uống).

Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đang trở thành một chiến trường khốc liệt hơn bao giờ hết. Theo Entrepreneurs, khoảng 60% nhà hàng không thể hoạt động trong nửa đầu năm 2020 và trung bình 80% ngừng kinh doanh trong vòng 5 năm. Đây thực sự là những con số gây nản lòng.

Hình thức nhượng quyền thương mại (franchise) có thể giúp bạn loại bỏ một số rủi ro ra khỏi cuộc chơi nhờ cung cấp mô hình hiệu quả sẵn có nhưng trở thành một đơn vị nhượng quyền không có nghĩa là bạn đã có khả năng cạnh tranh tuyệt đối hoặc miễn nhiễm với các quy luật thị trường. Nếu bạn mắc phải những sai lầm chết người, bạn vẫn sẽ thất bại.

Entrepreneur liệt kê 5 sai lầm khiến hầu hết các chủ sở hữu một thương hiệu nhượng quyền phải dẹp bỏ dự án kinh doanh và cách phòng tránh triệt để.

Sai lầm 1: Tự mãn về tài chính

Trong cuộc sống cá nhân, bạn có thể rất thực tế và tỉ mỉ với tiền bạc. Doanh nghiệp của bạn cũng vậy. Đừng tự mãn và đừng cho rằng chỉ vì đang có lợi nhuận nghĩa là bạn có thể phát triển và bỏ qua dòng tiền. Hãy tìm hiểu thật chu đáo về yếu tố tài chính.

Doanh thu ban đầu có thể là 900.000 USD nhưng biên lợi nhuận lao động đang quá cao? Giá vốn hàng bán (COGS) đang tăng đều đặn do người quản lý quầy bar đã mua 50 loại rượu khác nhau do bạn không có hệ thống kiểm kê, theo dõi những nhãn hiệu sẵn có? 

Có thể bạn đã không thực hiện yêu cầu về giá (RFP) trong hơn 5 năm nên bạn thậm chí không biết liệu có nhà cung cấp nào khác giúp bạn tiết kiệm được tiền hay không.

Người kinh doanh đừng để kiểu tự mãn này xen vào công việc kinh doanh nếu bạn không muốn một ngày phải ngã ngửa trước con số ở dòng dưới cùng bảng cân đối thu chi.

5 sai lầm chết người đối với các doanh nghiệp ngành F&B - Ảnh 1.

Thị trường F&B toàn cầu đã có một nửa đầu năm 2020 ảm đạm nhưng hứa hẹn nhiều dấu hiệu phục hồi. Ảnh: Getty

Sai lầm 2: Hoạt động trì trệ

Bạn cần nắm rõ hoạt động của doanh nghiệp từ trong ra ngoài. Điều này không chỉ có nghĩa là hiểu được COGS và SKU mà còn có nghĩa là biết rõ cơ chế vận hành và nhận biết sớm mọi vấn đề. Nếu giá vốn hàng hóa được cho là 23% nhưng đang ở mức 40% hoặc nếu số liệu về hàng tồn kho không chính xác, bạn phải là người đầu tiên phát hiện ra lỗ hổng và nơi giải quyết.

Nếu đây là dự án kinh doanh đầu tiên của bạn, bạn nên biết cách điều hành hoạt động mọi khía cạnh. Dù không cần phải rửa chén bát, pha đồ uống hoặc đặt khăn giấy trong hộp nhưng nếu ai đó gọi điện báo ốm hoặc không xuất hiện, bạn chính là người phải thay thế hoặc tìm giải pháp để đảm bảo bộ máy tiếp tục vận hành. 

Sai lầm 3: Tuyển dụng kém

Sai lầm đáng ngạc nhiên tiếp theo này có vẻ hiển nhiên nhưng lại là vấn đề rất đáng đề cập đến: Hãy thuê những nhân viên tốt. Đây là doanh nghiệp của bạn. Bạn muốn nó thành công đồng nghĩa với việc phải tìm kiếm những người giỏi nhất để vận hành. Thực tế là các startup có xu hướng thuê người đầu tiên nộp đơn xin việc và có CV vượt qua vòng đầu.

Ngoài ra, hãy thuê người có thể bù đắp cho những điểm yếu của bạn. Nếu bạn là một người hướng nội, thường xuyên cân nhắc các chi tiết và cảm thấy thoải mái khi ở hậu trường thì điều cần thiết là thuê một người có tính cách hướng ngoại và có cái nhìn bao quát. 

Nếu bạn là một người có tầm nhìn xa, nhiều ý tưởng, then chốt là tìm kiếm một người nỗ lực, mong muốn hoàn thành công việc.

Sai lầm 4: Quản lý rủi ro ngắn hạn

Ngoài việc có sẵn các kế hoạch dự phòng trong trường hợp thiên tai, đại dịch, gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc một số vấn đề khác, các cửa hàng trong ngày thực phẩm và đồ uống cần trở thành những tay chơi cờ lão luyện. Họ cần phải nhìn nhận bức tranh tổng thể, suy nghĩ nhiều bước đi và tưởng tượng mọi tình huống có thể xảy ra.

Một tác động đến một ngành dường như không liên quan có thể tạo ra hiệu ứng domino, làm xáo trộn các ngành B và C và khiến bạn nản chí, ngay cả khi bạn đang ở trong ngành D. 

Trên thực tế, điều này có nghĩa là nếu bạn là một nhà cung cấp xúc xích và bạn chỉ quan tâm đến những gì ảnh hưởng đến xúc xích và bánh mì thì tầm nhìn của bạn đang quá hẹp. Mở rộng phạm vi quan sát sẽ giúp bạn dự đoán tốt hơn các đường cong bất ngờ để xoay chuyển và thích ứng.

Sai lầm 5: Dịch vụ/ sản phẩm quá tầm thường

Hãy tìm kiếm một sản phẩm/ dịch vụ làm điểm mạnh và cố gắng sở hữu ít nhất một con át chủ bài tốt hơn những đối thủ. Dù đó là một món cụ thể trong thực đơn, dịch vụ khách hàng chu đáo, không gian quán hấp dẫn hay bất cứ thứ gì khác, một điểm đặc biệt và ấn tượng chính là cách có được khách hàng và giữ chân họ quay lại.

Nói một cách khác, bạn cần biết những gì bạn làm tốt và phát huy triệt để. Nếu món chính của bạn là bánh rán, hãy bán những chiếc bánh rán ngon nhất thế giới. Nếu lựa chọn bia là 'vũ khí sát thương', hãy đảm bảo bạn đang có menu bia tuyệt vời nhất dãy phố. Nhưng đừng cố gắng trở thành tất cả mọi thứ bởi điều đó có nghĩa là bạn chỉ ở mức "trung bình".

Thất bại trong nửa đầu năm 2020 xảy ra trong ngành thực phẩm và đồ uống đã quá hiển nhiên nhưng không phải là không thể khắc phục. Nếu tránh được 5 sai lầm chết người này, các cửa hàng hoàn toàn có khả năng duy trì công việc kinh doanh, phát triển sau đại dịch và gặt hái thành công từ khoản đầu tư của họ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Phương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.