|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

4 bí quyết lãnh đạo nhóm thành công của 'Nữ tướng Microsoft'

13:35 | 26/12/2017
Chia sẻ
Julie Larson-Green, "Nữ tướng của Microsoft", từng là Phó chủ tịch điều hành và Giám đốc kinh nghiệm trong 25 năm làm việc. Tuy đã rời khỏi Microsoft nhưng huyền thoại về bà vẫn được kể mãi, đây là 4 bí quyết lãnh đạo nhóm thành công của Larson.
4 bi quyet lanh dao nhom thanh cong cua nu tuong microsoft

Julie Larson-Green đã từng là Phó chủ tịch điều hành và Giám đốc kinh nghiệm của Microsoft, nơi bà đã dành 25 năm để lãnh đạo nhóm làm việc từ Windows cho đến Microsoft Office và cả những thiết bị phần cứng gần đây.

Tuy tháng 11 vừa qua bà đã rời Microsoft để tới Qualtrics - công ty start-up cung cấp phần mềm khảo sát Provo-Utah với vai trò Giám đốc kinh nghiệm ở đây nhưng không thể phủ nhận được tầm ảnh hưởng lớn của Larson khi còn đương nhiệm ở Microsoft.

Một trong những điều mà Giám đốc điều hành Ryan Smith của Qualctics ấn tượng bởi Larson-Green chính là danh tiếng của bà trong việc xây dựng và quản lý đội ngũ làm việc ăn ý trong Microsoft. Smith nói với Business Insider: "Nếu bạn nói chuyện với bất cứ ai đã từng làm việc cùng cô ấy hay bất cứ kênh truyền hình nào mà cô ấy từng tham gia, mọi người đều nhắc đến nền văn hóa tại công ty mà Larson-Green đã xây dựng lên".

Hãy cùng tìm hiểu 4 bí quyết mang lại sự thành công cho Larson-Green khi lãnh đạo thành công đội ngũ làm việc của mình:

1. Tò mò về những gì người khác nghĩ

Hãy luôn tò mò về những người khác nghĩ, thay vì áp đặt văn hóa công sở vào họ. Nếu như bạn muốn thuê được những người có đầu óc cho công ty mình thì hãy "tập hợp tất cả các ý kiến khác nhau" của tất cả mọi người.

2. Giúp nhân viên tập trung vào lĩnh vực họ giỏi

4 bi quyet lanh dao nhom thanh cong cua nu tuong microsoft
Larson-Green giới thiệu hệ điều hành Windows.

Theo Larson-Green, "thay vì cố xoay chuyển mọi người bằng cách thúc đẩy họ làm việc tốt thì hãy tìm kiếm những người nổi trội ở lĩnh vực cụ thể". Một người có thể là thiên tài về kỹ thuật nhưng không hẳn cũng là một nhà thiết kế tuyệt vời. Một người có thể rất thông minh nhưng chưa chắc anh ta có thể trở thành thiên tài kỹ thuật. Nhà thiết kế tuyệt vời cũng không phải là người có khả năng giao tiếp tốt.

Quan điểm của Larson-Green là: "Đừng cố biến táo thành cam hay lê, mà hãy sử dụng một quả táo, cam và lê để tạo thành một thức uống tuyệt hảo".

3. Không được tự ti về điểm yếu của mình

Lãnh đạo nhóm cũng như khi bạn chơi trò ghép hình vậy, bạn luôn phải dựa trên sức mạnh của mỗi miếng ghép để hoàn thành bức tranh. Điều đó có nghĩa là bạn phải hỗ trợ mọi người sử dụng điểm mạnh của mình và tuyệt đối không thường xuyên nhắc nhở đến điểm yếu để bắt họ cải thiện.

Hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn đang nỗ lực gấp đôi để làm điều họ muốn, còn nếu phải cố gắng đầy cực nhọc khi làm điều họ không giỏi, nó rất tốn thời gian và công sức.

4. Cho tất cả mọi người đều được tỏa sáng

Điều cuối cùng cần lưu ý đó là phải xây dựng một môi trường mang tính hợp tác. Điều đó không chỉ đơn thuần là để mọi người "tập trung vào phần thưởng của họ" mà hãy tạo một con đường trong cách thực hiện nhiệm vụ, đòi hỏi cả nhóm phải đồng tâm hiệp lực hoàn thành nó.

Larson-Green cho biết, bà thường chú trọng vào "cách các nhiệm vụ được thực hiện chứ không phải là mục đích".

Nếu bạn cho nhóm của mình một mục tiêu và để mọi người tìm cách làm, mỗi người có thể được sở hữu phần nhiệm vụ của mình và cố gắng làm tốt nó, khi đóng góp vào tổng thể sẽ được đánh giá cao. Bà nói rằng: "Chính điều này tạo ra sự cạnh tranh ít hơn trong nhóm, thay vào đó là phong cách hợp tác tốt".

Phải chăng chính cung cách làm việc không áp đặt, tôn trọng mỗi cá nhân mà Larson-Green đã trở thành "Huyền thoại của Microsoft" dù không còn đương nhiệm.

Gia nhập hãng phần mềm năm 1993, Larson-Green từng được xem là ứng viên tiềm năng thay thế cựu CEO Steve Ballmer. Bà nắm nhiều vị trí hàng đầu trong các bộ phận phần cứng và Windows nhưng gần đây tập trung vào Office. Nhiệm vụ của Larson là dẫn dắt “thiết kế và kỹ thuật của trải nghiệm Office, giúp mọi người dễ dàng tiếp cận thông tin, kết nối với người khác và hoàn thành công việc trên mọi thiết bị”.

Năm 2016, bà cho biết mình chính là người đã loại bỏ trợ lý ảo Clippy trong các ứng dụng Office như Word năm 2007 vì “đi trước thời đại với công nghệ này”. Có thể nói khi Larson-Green rời đi, Microsoft cũng mất đi “Nữ tướng” lỗi lạc nhất nhưng tên tuổi của bà tại đây sẽ không bao giờ phai mờ.