|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

10 điều các startup và các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ nên lưu ý

07:54 | 06/12/2019
Chia sẻ
Gọi vốn, đương đầu với khó khăn, chuẩn bị tốt các vấn đề về pháp lí đều là những điều đáng lưu tâm với những startup và những người làm kinh doanh nhỏ lẻ hộ cá thể.

Xây dựng đội nhóm từ những người phù hợp

Với tư cách là nhà sáng lập, bạn có quyền lựa chọn những người nào sẽ là đồng đội của mình. Tuy nhiên tuyển dụng thông minh sẽ là yếu tố không thể thiếu nếu muốn duy trì sự thành công lâu dài của một doanh nghiệp.

Có nhiều yếu tố để xác định xem bạn có tuyển dụng đúng người hay không: Trình độ chuyên môn, thái độ làm việc, khả năng ứng biến, đam mê với công việc. Đồng thời, bạn không nên giữ lại một người không phù hợp với bất kì lí do nào. Startup không có nhiều nguồn lực để phung phí.

Tạo động lực làm việc cho các nhân viên

Chính vì startup không có nhiều nguồn lực để giữ chân nhân tài, một trong những công việc chính của nhà sáng lập là giữ lửa và duy trì đam mê, tạo ra động lực cho các thành viên trong công ty. 

https___specials-images

Cần có những chính sách để tạo động lực làm việc cho những nhân viên khi mà startup luôn eo hẹp về nguồn lực. Ảnh: Forbes

Một vài gợi ý cho các nhà sáng lập: Phát hành ESOP, tạo ra giờ làm việc linh hoạt, thưởng lớn cho những người đem lại giá trị đột phá cho công ty và tạo điều kiện để những nhân viên phát triển hết khả năng của mình.

Gọi vốn

Một startup muốn phát triển mạnh lúc nào cũng cần phải trong trạng thái sẵn sàng gọi vốn. Ngoài ra, nếu startup đang cần vốn hoạt động mà công ty không có đủ tiền sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. 

Để triển khai gọi vốn một cách nhanh nhất, các nhà sáng lập càn phải có một hồ sơ rõ ràng, minh bạch gửi tới các nhà đầu tư tiềm năng. Hãy cởi mở và giải đáp thắc mắc của những người có thể sẽ rót tiền vào hỗ trợ startup do mình gây dựng. Và quan trọng nhất, hay khiến những nhà đầu tư tin tưởng vào chính bạn và đội ngũ lãnh đạo.

Sẵn sàng đương đầu với khó khăn

Là một startup, đương nhiên việc đối đầu với khó khăn là chuyện không mới. Với sản phẩm mới, bạn sẽ phải bỏ nhiều tiền để địn hướng thị trường. Với sản phẩm cũ, bạn sẽ vấp phải sự cạnh tranh của các ông lớn đang chiếm lĩnh thị trường.

mokrin-house-na-forbesovoj-listi-pet-najboljih-co-working-prostora2-1-750x500

Startup luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: Forbes

Ngoài việc cần có một chiến lược kinh doanh phù hợp, bạn cần liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm của mình. Ngoài ra, một nhà sáng lập sẽ cần giải quyết rất nhiều các công việc trên nhiều mảng. Quản lí thời gian cũng là một kĩ năng cần phải có đối với những người điều hành startup.

Sản phẩm

Bạn cần phải có một sản phất, ít nhất là tốt, hoặc phải trên cả tốt, để bắt đầu nhảy vào thị trường. Tuy nhiên cần phải triển khai nhanh các sản phẩm demo để nhận được phản ứng của thị trường. Đây chính là thước đo phù hợp nhất. 

Hãy triển khai ở một qui mô vừa đủ, không quá lớn để giám quán tính khi thị trường không yêu thích dòng sản phẩm demo đó. Đừng chờ đợi quá lâu đẻ nghiên cứu và ra mắt một sản phẩm bạn nghĩ là tốt nhưng chưa chắc đã phù hợp với thị hiếu.

Trở thành một nhân viên bán hàng

Đa số các CEO và doanh nhân không xuất thân từ nhân viên bán hàng. Thế nhưng kĩ năng bán hàng của họ không hề kém. Cân biết rằng doanh số là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp.

Các nhà sáng lập đôi khi cần học hỏi từ những nhân viên bán hàng. Bắt đầu từ việc am hiểu chính sản phẩm của công ty, những tính năng độc đáo, lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Trên thực tế, việc gọi vốn cũng chính là bán hàng, với sản phẩm là tỉ lệ sở hữu của công ty.

Liên tục theo dõi các số liệu tài chính

Ngay kể cả một nhà sáng lập không có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính-kế toán, họ vẫn bắt buộc cần phải nắm rõ những chỉ tiêu quan trọng về doanh thu, lợi nhuận... bởi đó phần nào là thước đo cho sự thành công của doanh nghiệp.

Nếu người điều hành startup không nắm rõ những số liệu tài chính sẽ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng và khi có hậu quả xảy ra, rất khó để sửa chữa.

Đối với startup, những chỉ số sau rất đáng lưu tâm: Doanh thu, chi phí, Tỉ suất lợi nhuận gộp, EBITDA (thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao và khấu trừ). 

Lắng nghe các lời phê bình

Nếu bạn có một đội ngũ tốt, bạn nên chú ý lắng nghe những lời khuyên hay phê bình từ những người có chuyên môn giỏi hơn. Thậm chí, với cả những nhân viên bình thường, họ đôi lúc cũng có những ý tưởng xuất chúng. Hãy mạnh dạn tạo điều kiện phát biểu cho tất cả mọi người trong đội nhóm.

Các thành viên trong hội đồng quản trị

Các cổ đông sẽ là một nguồn lực mà startup cần tận dụng, ngoài vấn đề tiền bạc. Tuy nhiên, các thành viên trong hội đồng quản trị sẽ không muốn nghe thấy những thông tin mang tính chất tiêu cực với doanh nghiệp trong cuộc họp.

960x0

Các cổ đông và nhà đầu tư có thể sẽ đem đến cho bạn những lời khuyên giá trị. Ảnh: Forbes

Trước khi cuộc họp diễn ra, người điều hành startup có thể gọi riêng cho từng thành viên trong hội đồng để trình bày rõ về vấn đề đang gặp phải. Khi đó trong cuộc họp, mọi người đã nắm rõ tình hình và CEO có thể sẽ nhận được những lời khuyên hay sự giúp đỡ từ những nhà đầu tư.

Vấn đề pháp lí

Bỏ qua các vấn đề pháp lí có thể sẽ nhấn chìm một startup. Những người điều hành công ty cần có hiểu biết nhất định về pháp luật và chắc chắn rằng những gì đang làm hoàn toàn phù hợp với qui định hiện hành tại các thị trường mà sản phẩm có mặt. 

Đôi khi một số vấn đề tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng các nhà sáng lập không nên bỏ qua: Các qui định để bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ, các qui định về bảo mật thông tin, những chính sách về chống quấy rối tình dục, và việc tuyển dụng, sử dụng lao động có đầy đủ các hồ sơ cho phép hay không.

Tiểu Phượng

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.