|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Yên Bái bàn việc tái đàn lợn

23:37 | 30/11/2019
Chia sẻ
Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra từ ngày 4/5/2019 đến nay đã phát sinh tại 5.157 hộ, 519 thôn, bản ở 123 xã, phường, thị trấn ở tất cả 9 huyện, thị của tỉnh Yên Bái.

Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) xảy ra từ ngày 4/5/2019 đến nay đã phát sinh tại 5.157 hộ, 519 thôn, bản ở 123 xã, phường, thị trấn ở tất cả 9 huyện, thị của tỉnh Yên Bái.

Yên Bái bàn việc tái đàn lợn - Ảnh 1.

Phun thuốc khử trùng chuồng trại.

Tổng đàn lợn mắc dịch buộc phải tiêu hủy 27.712 con, trọng lượng 1.248 tấn. Việc tái đàn đang cấp thiết đối với người chăn nuôi để bù vào số lợn đã thiếu hụt nghiêm trọng…

Cơn bão DTLCP quét qua tỉnh Yên Bái đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các địa phương của tỉnh Yên Bái, theo thống kê những huyện bị thiệt hại nặng nề nhất là Văn Yên bị 11.144 con lợn nhiễm dịch, buộc tiêu hủy, trọng lượng 469,9 tấn; Trấn Yên có 7.247 con buộc tiêu hủy, trọng lượng 302,55 tấn; Lục Yên có 2.663 con nhiễm dịch buộc tiêu hủy, trọng lượng 154,7 tấn; Văn Chấn có 2.183 con nhiễm dịch buộc tiêu hủy, trọng lượng 111,36 tấn… Đàn lợn bị thiệt hại 6%, không tái đàn 6%, đàn lợn thiếu hụt 12%.

Tỉnh Yên Bái đã tổ chức 77 chốt kiểm soát dịch bệnh, phun 13.030 lít thuốc sát trùng, 41,5 tấn vôi sát trùng. Tổ kiểm soát liên ngành đã kiểm tra 230 lượt cơ sở, phương tiện trong đó có 9 cơ sở chăn nuôi, 31 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, 185 lượt phương tiện vận chuyển… 

Xử phạt hành chính 69,5 triệu đối với 18 trường hợp vi phạm vận chuyển lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc. Đây là biện pháp cứng rắn và quyết liệt để ngăn chặn việc vận chuyển lợn qua địa bàn tỉnh Yên Bái.

Hiện hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Văn Chấn sau 30 ngày không phát dịch, 55/123 xã đã qua 30 ngày không phát dịch.

Kinh phí hỗ trợ cho công tác chống dịch 44,3 tỷ, trong đó hỗ trợ cho các hộ có lợn bị tiêu hủy là 27,72 tỷ, hỗ trợ công tác phòng chống dịch 3,125 tỷ. 

Thiệt hại do tiêu hủy và hỗ trợ người chăn nuôi khoảng 80 tỷ, tổng thiệt hại do tiêu hủy và thời gian ngừng tái đàn ước tính 100 tỷ. Đây là sự thiệt hại rất lớn đối với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái.

Nhu cầu tái đàn đang là yêu cầu cấp thiết của người chăn nuôi cũng như yêu cầu thị trường để phục hồi ngành chăn nuôi. Theo thống kê, hiện nay tỉnh Yên Bái còn 440.000 con lợn, trong đó có 52.325 con lợn nái, 1.253 con lợn đực giống. 

Đàn lợn ở 16 trang trại có quy mô lớn còn 38.673 con chiếm 10% tổng đàn; 308 cơ sở chăn nuôi quy mô 50 con trở lên chiếm 35% tổng đàn; Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 65% tổng đàn. DTLCP bùng phát chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đã khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh vô cùng khó khăn.

Tại Hội nghị triển khai phương án sản xuất chăn nuôi lợn cuối năm 2019 đầu năm 2020, ngành Nông nghiệp tỉnh Yên Bái đề ra các yêu cầu: Chỉ tái đàn ở các địa phương DTLCP đã qua 30 ngày không phát dịch chỉ tái đàn 10%, sau 30 ngày lấy mẫu xét nghiệm âm tính với DTLCP thì mới tái đàn 100%; nhập giống tái đàn ở các cơ sở an toàn dịch bệnh; chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; phòng dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y; định kỳ phun tiêu độc khử trùng…

Thái Sinh