|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất nhập khẩu năm 2021 có thể lập kỷ lục 660 tỷ USD

20:30 | 10/12/2021
Chia sẻ
Theo Bộ Công Thương, tính đến ngày 10/12, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 610 tỷ USD và cả năm 2021 dự kiến đạt 650-660 tỷ USD, lập kỷ lục mới.

Tại buổi họp trực tuyến với Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tính đến ngày 10/12, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 610 tỷ USD và cả năm 2021 dự kiến đạt 650-660 tỷ USD, lập kỷ lục mới, theo báo Chính phủ.

Trước đó, theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng đầu năm, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng mạnh 22% so với cùng kỳ năm 2020, gần 600 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 17,5%, đạt 299,7 tỷ USD. Trong đó, có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, (bao gồm 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%).

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 17%.

Xuất nhập khẩu có thể lập kỷ lục mới, đạt 660 tỷ USD năm 2021 - Ảnh 1.

Tình hình xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2021. (Đồ họa: Alex Chu)

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tăng có tốc độ mạnh hơn khi tăng tới 27,5% trong 11 tháng, đạt 299,4 tỷ USD.

Trong đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 280 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt  19 tỷ USD, tăng 22% và chiếm 6%.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 50,3 tỷ USD, tăng 20,3%.

Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng thặng dư 225 triệu USD. Mặc dù thặng dư thương mại thấp hơn nhiều so với con số 20 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã cải thiện đáng kể so với mức thâm hụt gần 2,6 tỷ USD cách đây 2 tháng.

Nguyên nhân là giá hàng hóa thế giới tăng cao nên giá nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào và giá cước vận tải tăng mạnh.

Hoàng Anh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.