Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, huyện Thanh Hà (Hải Dương) tập trung tìm hướng tiêu thụ vải thông qua hệ thống siêu thị, doanh nghiệp chế biến nông sản trong nước.
Tính đến ngày 18/5 có 250 thương nhân người Trung Quốc đăng kí đến Lục Ngạn thu mua vải thiều. Các thương nhân này phải có giấy chứng nhận âm tính với COVID-19 trong vòng ba ngày gần nhất do cơ quan y tế có thẩm quyền tại Trung Quốc xác nhận.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều bằng hình thức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành và các điểm cầu của tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc).
Hiện nay thương lái trong nước vẫn về thu mua bình thường để tiêu thụ nội địa và xuất sang Trung Quốc. Năm nay giá vải sớm ổn định hơn so với những năm trước và liên tục tăng trong những ngày gần đây.
Sản lượng vải sớm ước đạt trên 8.700 tấn, cao hơn năm ngoái gần 800 tấn. Hiện bà con trồng vải sớm tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã bán khoảng 10 tấn quả; giá bán 35.000 - 40.000 đồng/kg
Vải thiều sắp vào mùa thu hoạch, các địa phương trồng vải đang tích cực triển khai biện pháp thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ dịch COVID-19, xuất khẩu lô vải tươi đầu tiên sang Nhật Bản gặp nhiều vướng mắc và thị trường hơn 1,4 tỉ dân cũng gặp không ít khó khăn.
Năm nay, do thời tiết thuận lợi hơn vụ vải năm ngoái nên sản lượng vải thiều của Trung Quốc dự báo sẽ trở lại bình thường, nguồn cung do đó sẽ tăng lên. Tại Việt Nam, hoạt động xuất khẩu dự kiến sẽ phục hồi từ tháng 5 do cơ chế làm việc tại cửa khẩu đã được điều chỉnh thuận lợi.
Nhật Bản vừa thông báo không thể cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do tác động của dịch COVID-19 nên vải tươi của Việt Nam có nguy cơ không xuất khẩu được sang thị trường này.
Khoảng 3 tuần nữa, vải thiều chín vụ sớm bắt đầu vào mùa thu hoạch rộ, ngành nông nghiệp các địa phương vùng trồng vải đang tích cực triển khai biện pháp thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch, cũng như liên kết tiêu thụ trong nước.
Mặc dù sản lượng vải lớn nhưng huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) vẫn chưa tìm ra công nghệ bảo quản phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp kêu "khó" khi kí hợp đồng tiêu thụ vải thiều do sợ rủi ro nông dân phá vỡ hợp đồng trước giá cao.
Theo Sở Công Thương Bắc Giang, cập nhật mới nhất đến hết ngày 6/7, tổng số lượng vải thiều đã tiêu thụ toàn tỉnh là: 211.600 tấn. Trong đó, vải sớm 43.570 tấn (đã tiêu thụ hết), vải chính vụ 168.010 tấn (dự kiến còn khoảng 5-6 ngày nữa là hết vụ).
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.