|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: 'Hổ mọc thêm cánh' khi có CPTPP

12:44 | 20/03/2019
Chia sẻ
Thủy sản được coi là thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Canada. Trong đó, nhiều chủng loại đã chiếm thị phần rất cao tại thị trường này. Với Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này dự báo càng có nhiều thuận lợi.

Theo Bộ Công Thuơng, Canada cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế và 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Trong đó, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gỗ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.   

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Hổ mọc thêm cánh khi có CPTPP - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đối với thuỷ sản, đây được coi là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam tại thị trường Canada. Trong đó, nhiều chủng loại đã chiếm thị phần rất cao tại thị trường này. Chẳng hạn như cá ba sa gần như chiếm 100% thị trường cá da trơn nhập khẩu. 

Ngoài ra, đối với tôm đông lạnh và tôm chế biến, Việt Nam đứng đầu tại thị trường Canada khi chiếm gần 1/3 thị phần.

Cá ngừ vàng, mắt to đông lạnh của Việt Nam cũng chiếm tới  89% thị phần. Chỉ có cá ngừ chế biến hiện có thị phần còn thấp.

Theo cam kết CPTPP,  thuế nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản như tôm đông lạnh, tôm chế biến, nhuyễn thể hai mảnh, cá tra, cá ngừ,... đều giảm về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. 

"Đây là cơ hội để thuỷ sản Việt Nam tiếp tục giữ vững thị phần và đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này", Bộ Công Thương nhận định.

Bộ Công Thương cho biết với mặt hàng cá ngừ, Thái Lan, Trung Quốc đang là hai đối thủ lớn nhất của Việt Nam nhưng không phải là thành viên của CPTPP. 

Cho đến nay, Canada đang nhập khẩu cá ngừ từ hơn 17 nước trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc, Thái Lan, Italy, Indonesia, Philippines và Việt Nam là 6 nguồn cung lớn nhất cho thị trường này. 

Bộ nhận định: "Tiềm năng xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Canada còn rất lớn, bởi lẽ cá ngừ Việt Nam mới chiếm khoảng trên 1,1% thị phần. Dư địa cho xuất khẩu và lợi thế cạnh tranh sẽ giúp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vào thị trường này có thể tăng trưởng cao".

Đối với tôm, đối thủ hàng đầu của Việt Nam là Ấn Độ cũng không phải thành viên CPTPP nên đây được xem là cơ hội để sản phẩm tôm xuất khẩu Việt Nam vươn lên cạnh tranh vị trí xuất khẩu số một. 

Trên thị trường Canada, tỉ trọng của Việt Nam và Ấn Độ có xu hướng tăng. Tỉ trọng giá trị tôm Việt Nam tăng từ 24% năm 2016 lên 29% năm 2018, Ấn Độ tăng từ 23% năm 2016 lên 28% năm 2018. 

"Trong bối cảnh 2 nước cạnh tranh sát sao về thị phần, CPTPP chắc chắn sẽ là cú hích giúp Việt Nam tạo khoảng cách biệt lớn với đối thủ chính của mình trong tương lai", Bộ Công Thương nhận xét.

Doanh nghiệp cần tranh thủ lợi thế từ CPTPPDoanh nghiệp cần tranh thủ lợi thế từ CPTPP Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico: cơ hội từ CPTPPXuất khẩu cá ngừ sang Mexico: cơ hội từ CPTPP Đấu thầu, đấu trí, đấu lực trong CPTPPĐấu thầu, đấu trí, đấu lực trong CPTPP

Đức Quỳnh