Xuất khẩu nông sản Mỹ sang Trung Quốc có thể trở lại mức trước chiến tranh thương mại vào cuối 2020
Điều này sẽ giảm áp lực kinh tế đối với một trong những cử tri chính trị chính của Tổng thống Donald Trump, khi ông tranh cử nhiệm kì thứ hai và đấu tranh một cuộc điều tra luận tội.
Tuy nhiên, giá trị nông sản Mỹ 40 - 50 tỉ USD xuất khẩu sang Trung Quốc hàng năm, được ông Trump đưa ra khi công bố thỏa thuận thương mại một phần dự kiến vào ngày 11/10, gần như chắc chắn phải đợi cho đến sau cuộc bỏ phiếu, nếu nó được triển khai.
Và việc mua hàng bổ sung của Trung Quốc cũng đi kèm với chuỗi điều kiện.
Trung Quốc đặt mục tiêu mua ít nhất 20 tỉ USD giá trị nông sản trong một năm nếu quốc gia châu Á kí thỏa thuận thương mại một phần với Mỹ, và sẽ xem xét thúc đẩy nhập khẩu nhiều hơn trong các vòng đàm phán trong tương lai, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết.
Theo đó, nhập khẩu nông sản Mỹ của Trung Quốc sẽ trở lại mức năm 2017, trước khi ông Trump bắt đầu cuộc chiến thuế quan với Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay ông Zippy Duvall, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Liên đoàn Nông nghiệp Mỹ, tại Nhà Trắng hôm 7/10/2019. Ảnh: Bloomberg.
Trong năm thứ hai của một thỏa thuận tiềm năng cuối cùng, các giao dịch mua hàng có thể lên tới 40 - 50 tỉ USD. Tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào việc ông Trump gỡ bỏ các mức thuế trừng phạt còn lại, theo Bloomberg.
Thị trường không phản ứng quá nhiều với cam kết của Trung Quốc, khi giá đậu nành giao sau trên sàn Chicago tăng dưới 0,5% trong phiên giao dịch ngày 24/10, nhưng vẫn thấp hơn mức cao xác lập từ đầu tuần này.
Giá ngô, lúa mì và heo giao sau ít thay đổi hoặc giảm giá.
Tổng thống Mỹ đã đưa ra kì vọng ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ kí thỏa thuận giai đoạn khi họ gặp nhau ở Chile vào tháng tới.
Giới quan chức Trung Quốc cũng cho biết các cuộc đàm phán đang tiến triển. Tín hiệu từ Trung Quốc về đợt mua hàng năm đầu tiên mang đến một bức tranh rõ ràng hơn về thỏa thuận đang hình thành.
Khi các cuộc đàm phán thương mại kết thúc tại Washington vào ngày 11/10, ông Trump cho biết Trung Quốc tăng nhập khẩu nông sản lên 40 - 50 tỉ USD.
Mặc dù vậy, nguồn thạo tin không đưa ra thời điểm năm đầu tiên sẽ bắt đầu hay khi nào Trung Quốc bắt đầu tính nhập khẩu 20 tỉ USD.
Hai quốc gia đang nghiên cứu chi tiết về một thỏa thuận hạn chế, sau cuộc hội đàm tại Washington hồi đầu tháng này, với Mỹ đã đồng ý không tăng thuế vào tháng 10, và cho biết Trung Quốc đã đồng ý tăng nhập khẩu và các nhượng bộ khác.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He dự kiến sẽ nói chuyện qua điện thoại vào thứ Sáu (25/10) khi họ cố gắng để có được một thỏa thuận trên giấy tờ.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết bất kì thỏa thuận nào về các vấn đề cơ cấu gây tranh cãi sẽ chờ hai giai đoạn bổ sung.
Bộ Thương mại Trung Quốc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ Bloomberg về việc thu mua nông sản.
Thịt heo dự kiến trở thành mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất
Một cửa hàng bán thịt heo tại chợ Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg.
Trong khi năm 2017, việc mua nông sản Mỹ trị giá 20 tỉ USD của Trung Quốc chủ yếu nhắm vào đậu nành, thì nhu cầu thịt heo của quốc gia châu Á hiện tại lớn hơn do dịch tả heo châu Phi đã tàn phá đàn heo và khiến giá thịt heo tăng vọt.
Vì vậy trong một lưu ý, INTL FCStone cho biết các giao dịch thu mua sắp tới có khả năng tập trung nhiều hơn vào thịt heo.
"Điểm mấu chốt là lịch sử Trung Quốc nói với chúng ta rằng họ sẽ mua những gì họ cần, để đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc nhu cầu chính trị, và không hơn không kém, bất kể những cam kết mà họ đưa ra là gì", theo FCStone.
Các nhóm nông nghiệp Mỹ duy trì lập trường thận trọng đối với thỏa thuận một phần tiềm năng.
Trung Quốc đã bắt đầu tăng cường nhập khẩu để đặt nền tảng cho việc kí kết thỏa thuận giai đoạn một.
Cụ thể, Bắc Kinh đã miễn trừ chịu thuế cho 10 triệu tấn đậu nành trong tuần này, và đang xem xét phê duyệt thêm 4 - 5 triệu tấn ngũ cốc, gồm lúa mì, ngô và lúa miến, Bloomberg trích nguồn thạo tin.
Tuy nhiên, dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra các thông tin trái chiều.
Doanh số của cả đậu nành và thịt heo Mỹ sang Trung Quốc sụt giảm trong tuần kết thúc vào ngày 17/10.
Mặc dù vậy, USDA đã công bố riêng việc bán 264.000 tấn đậu nành Mỹ cho Trung Quốc để giao hàng trong năm tiếp thị 2019 - 2020.
Theo đó đánh dấu sự xác nhận đầu tiên của chính phủ Mỹ về việc bán đậu nành cho người mua hạt có dầu hàng đầu kể từ khi các cuộc đàm phán kết thúc tại Washington vào ngày 11/10.