Xuất khẩu nông sản kém hấp dẫn với thị trường EU vì không đảm bảo cam kết chất lượng: Bài học từ Ethiopia
Sản phẩm hữu cơ, phân khúc tiềm năng cho xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU |
Ông Gashaw Tesfaye, Phó giám đốc Cơ quan đánh giá tuân thủ Ethiopia (EACE) cho biết, giả mạo, nấm độc aflatoxin gây ung thư và chất hóa học còn sót lại là một số trường hợp thường phải đối mặt với việc bị nhiều thành viên của Liên minh châu Âu (EU) từ chối và có thể bị cách ly. Do đó, nó đã trở thành một xu hướng thường xuyên đối với việc hàng xuất khẩu Ethiopia bị trả lại vì nhiễm nấm độc aflatoxin.
Tuy nhiên, đối với ông Tesfaye, cơn ác mộng không chỉ về những sự cố đơn lẻ đó, mà là ảnh hưởng của chúng đối với toàn bộ hoạt động xuất khẩu quốc gia nói chung. Trả lời phỏng vấn của Reporter, ông cho biết, Hệ thống Cảnh báo Cấp tốc, đã được triển khai khắp EU, đang gây ra một thử thách lớn đối với mỗi hàng hóa Ethiopia xuất khẩu, khi một trong những cảng biển tại EU sẽ thông báo cho tất cả các thành viên còn lại về kết quả xét nghiệm.
Trong khi đề cập tới sự cần thiết của một cơ sở chất lượng hiệu quả và đáng tin đối với Ethiopia, ông Tesfaye nói một cách tiếc nuối rằng, quốc gia này đã đánh mất các thị trường Balkan và Benelux vì hàng hóa bị nhiễm bẩn. Sự cố hàng ngàn kg tiêu xuất khẩu sang Đức và Thụy Điển trong thời gian gần đây được báo cáo bị trả lại vì nhiễm nấm độc aflatoxin.
Một số nhà xuất khẩu đổ lỗi cho các cơ quan chính phủ về sự thất bại trong việc điều phối các yêu cầu. Trong khi đó, các phòng thí nghiệm và cơ quan chính phủ phản đối vì nhiều nhà xuất khẩu thất bại trong việc gửi mẫu sản phẩm đi xét nghiệm.
Ảnh: The Reporter. |
Gần đây, ngoài aflatoxin, một họ nấm độc tìm thấy trên các sản phẩm nông nghiệp như ngô, lạc, hạt bông và hạt, vi khuẩn salmonella là những trường hợp mới được phát hiện liên quan tới hoạt động xuất khẩu hạt vừng từ Ethiopia. Salmonella là một nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột dẫn đến sốt thương hàn, ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày ruột.
Một vài quốc gia EU đã tuyên bố đã phát hiện salmonella từ các lô hàng xuất khẩu của Ethiopia, theo ông Tesfaye. Tuy nhiên, ông tranh luận, nguồn gốc của vi khuẩn có thể không đến từ các trang trại địa phương. Ông nghi rằng, vận chuyển và các kho tại cảng có thể là nơi diễn ra sự nhiễm bẩn.
Với khối lượng và doanh thu xuất khẩu giảm, chính phủ Ethipia đã bắt đầu đánh giá lại tình trạng xuất khẩu với phương pháp tiếp cận đa ngành. Hôm 2/8, EACE cung với Cơ quan Tiêu chuẩn Ethiopia (ESA) dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ đã triệu tập một cuộc họp tư vấn để nhấn mạnh sự nghiêm trọng của vấn đề chất lượng.
Ông Getahun Mekuria, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ethiopia nhấn mạnh nhu cầu cấp bách trong việc điều chỉnh xu hướng lao dốc của ngành xuất khẩu. Theo ông, để đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, xuất khẩu cần chiếm 30% GDP.
Theo góp ý của ông Getahun, Ethiopia cần tăng giá trị đối với các hàng hóa chính. Ngoài ra, các nhà chế biến cần tuân thủ và thích ứng vưới yêu cầu chất lượng của các quốc gia nhập khẩu.