|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu gần 5,3 triệu tấn gạo trong 10 tháng

12:02 | 05/11/2020
Chia sẻ
Mặc dù khổi lượng gạo xuất khẩu giảm 4% nhưng tăng 8% về giá trị so với 10 tháng đầu năm 2019, tương đương hơn 2,6 tỉ USD.

Cục Chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) cho biết khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10/2020 ước đạt 300.000 tấn với giá trị đạt 161 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2020 đạt 5,29 triệu tấn và 2,61 tỉ USD, giảm 4% về khối lượng nhưng tăng 8% về giá trị so với cùng năm 2019.

Tính trong 9 tháng đầu năm, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 34,5% thị phần, đạt 1,81 triệu tấn và 843,48 triệu USD, giảm gần 4% về khối lượng nhưng tăng 9,2% về giá trị so với cùng năm 2019. 

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia gấp 3,2 lần đạt 75.900 tấn và 41,8 triệu USD và Trung Quốc tăng 75,4% đạt 576.600 tấn và 338,3 triệu USD.

Trong khi đó, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Iraq giảm 65,6% đạt 90,0 nghìn tấn và 47,8 triệu USD.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2020 đạt 490,6 USD/tấn, tăng 12,7% so với cùng năm 2019. 

Xuất khẩu gần 5,3 triệu tấn gạo trong 10 tháng - Ảnh 1.

Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10/2020 ước đạt 300.000 tấn. Ảnh: Như Huỳnh

Về chủng loại xuất khẩu, trong 9 tháng năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 41,7% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 36,8%; gạo nếp chiếm 17,2%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,1%. 

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines chiếm 54,6%, Malaysia chiếm 13,1% và Cuba chiếm 9,1%. Với gạo jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Philippines chiếm 28,8%, Ghana chiếm 18,9% và Bờ Biển Ngà chiếm 14,3%.

Với gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc chiếm 71,1%, Indonesia chiếm 8%, và Philippines chiếm 7,5%. Với gạo japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Kiribati chiếm 19%, Đảo quốc Solomon chiếm 16,2% và Trung Quốc chiếm 7,2%.

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.